Thursday, October 31, 2013

Nga phát hiện ’bọ’ gián điệp trong siêu nước Trung Quốc

Cảnh sát hải quan Nga vừa chặn một lô hàng dân dụng nhập khẩu từ Trung Quốc với 20 – 30 chiếc ấm siêu tốc và bàn là chứa vi mạch “gián điệp” có khả năng lây mã độc tới các thiết bị dùng wifi trong vòng 200m, theo hãng thông tấn RosBalt của Nga. Lô hàng này đang trên đường tới St. Petersburg. Nhiều ý kiến suy đoán rằng, những thiết bị điện tử ẩn trong đồ gia dụng có khả năng đánh cắp dữ liệu và gửi lại cho máy chủ của Trung Quốc.
 
Tuy nhiên, những thông tin mà phương tiện truyền thông Nga cung cấp chưa rõ ràng, như kích thước và khối lượng của con chíp, hoặc sản phẩm gián điệp này do Trung Quốc hay do các tổ chức tội phạm ở Nga lắp đặt. Mặc dù có một báo cáo khẳng định, trọng lượng của những đồ dân dụng này nặng hơn một chút so với bình thường, nhưng cuối cùng báo Nga chỉ đưa tin đó là một “lô hàng nhỏ” chuyển đến St. Pertersbung.
 
Ngược lại, trang Register khẳng định, hoàn toàn có thể xây dựng một vi mạch gián điệp - đôi khi được gọi là một spambot hoặc spybot - vừa đủ nhỏ đến mức có thể cấy vào các đồ dân dụng và đủ khả năng kết nối với mạng wifi địa phương để truyền dữ liệu cho máy chủ. Không chỉ vậy, cũng có những con chip có thể chịu áp lực dưới nguồn điện 220V mà không bị phá hủy.
 
Những phát hiện của Nga đưa ra trong bối cảnh liên minh châu Âu đang điều tra những cáo buộc Nga đã cố gắng cài phần mềm gián điệp trong những tờ rơi, USB hoặc bộ sạc điện thoại để đưa ra cho các thành viên tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại St Petersburg trong tháng trước. Phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu Frederic Vincent cho hay: “Chúng tôi đang nỗ lực điều tra những cáo buộc Nga đã theo dõi các thành viên tham gia Hội nghị thượng đỉnh G20 thông qua những “món quà”. Nếu điều đó là sự thật, các nhà lãnh đạo châu Âu cần hạn chế sử dụng bất cứ tài liệu hoặc thiết bị nào trong quá trình ở nước ngoài”.
 
 

Wednesday, October 30, 2013

VỊNH CON KÉT

 
Mào đỏ, lông vàng rực rỡ tươi
Lồng son giam hãm, chúng mua vui!
Bèn quên đi cái than cầm thú
Chót chét dăm câu nói tiếng người
                        Kha Tiệm Ly
(99/5 Đinh Bộ Lĩnh 2, TP Mỹ Tho, Tiền Giang.
 
 

VỊNH BÌNH HOA

Ai cắm bình hoa tạo sắc tươi
Đỏ vàng rực rỡ tự mình vui
Ngỡ rằng bất tử không chăm sóc
Nước cạn tàn phai chớ trách người

Hoa tưởng rằng hoa mãi mãi tươi
Vênh vang khoe mẽ lấy làm vui
Nhụy vàng cánh thắm quên vì nước
Phụ bạc công ơn của mọi người

Hữu sắc vô hương chút vẻ tươi
Cho rằng sặc sỡ đã là vui
Xem thường sen, trúc không mầu thắm
Sẽ chẳng tồn vong cũng bởi người.

                        Thanh-Huyền

Friday, October 18, 2013

Điệp khúc: Mưa và ngập!

10:42 | 18/10/2013

(PetroTimes) - Cơn mưa chiều 17/10 kết hợp với triều cường đã làm nhiều tuyến đường ngập nghiêm trọng.
Phóng viên PetroTimes ghi nhận được tình hình mưa trong chiều 17/10 đã gây ngập nghiêm trọng tại một số tuyến đường khu vực quận 11: Hòa Bình, Lò Siêu, Bình Thới, Lạc Long Quân...
Trong đó, tuyến đường ngập nặng nhất là Hòa Bình, có nơi nước ngập đến yên xe máy, gây chết máy hàng loạt các phương tiện lưu thông qua đây.
Đường phố như gặp lũ
Mưa và nước ngập vào thời điểm tan trường làm nhiều học sinh phải vừa đội mưa và lội nước
Nguy cơ tai nạn cao từ điện rò rỉ và nắp cống hở khi nước dâng
Hàng loạt phương tiện chết máy, các phương tiện khác đứng chờ nước rút gây ùn tắt giao thông trên khu vực đường Hòa Bình (Q. 11)
Học sinh lội nước về nhà
Nước ngập trở thành "chuyện thường ngày" của người dân sống trong khu vực đường Hòa Bình
Nguyễn Hiển

Nghệ An: Vỡ đập, nhà cửa ngập chìm trong nước

Nghệ An: Vỡ đập, nhà cửa ngập chìm trong nước

 - Trên địa bàn Nghệ An, liên tục mưa lớn từ ngày 15-17.10 gây vỡ và rò rỉ một số đập thủy lợi, cộng với các hồ đập xả lũ đã gây ngập úng tại nhiều địa phương.

Mưa lũ làm 1 người chết; nhiều xã ngập chìm trong biển nước; hàng ngàn ha cây trồng và nuôi trồng thuỷ sản bị cuốn trôi...

Ngập khắp nơi

Sau trận mưa lớn vào chiều tối 16.10, trên địa bàn xã Thanh Xuân (huyện Thanh Chương), hồ Cồn Đẻn và đập Phốp (trữ 18.000m3 nước) đều bị vỡ. Cộng thêm 6 hồ đập lớn trên địa bàn huyện này bị tràn bờ đã gây ngập lụt cục bộ, gây lũ quét khiến hàng trăm hộ dân các xóm Xuân Trung và Xuân Ngọc bị ngập sâu, có nơi ngập hơn 2m. Hàng trăm gia súc, gia cầm cùng nhiều tài sản của dân bị lũ cuốn trôi. 

Bà Nguyễn Thị Vân ở xóm Xuân Trung than thở: “Nước lũ đổ về quá nhanh khiến người dân trở tay không kịp. Lúa má và tài sản của hàng trăm tiểu thương ở chợ Đàng cũng bị ngập nứớc hư hỏng hết”.

Đến chiều 17.10, nhiều nhà dân ở huyện Yên Thành vẫn bị ngập nặng, nhiều tài sản hư hại.
Đến chiều 17.10, nhiều nhà dân ở huyện Yên Thành vẫn bị ngập nặng, nhiều tài sản hư hại.

Tại huyện Yên Thành, đập Đồn Húng ở xã Lăng Thành nước tràn với cột nước 1,1m, mực nước cách đỉnh đập 0,82m và đang lên nhanh, có nguy cơ vỡ đập. Ông Nguyễn Sĩ Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Đập Đồn Húng có dung tích chứa 3,7 triệu m3 nước. Mặc dù đã nhiều lần được nâng cấp tu bổ, nhưng trước tình hình mưa lũ sau các cơn bão số 8 và số 10 vừa qua, hiện tại lượng nước trong lòng hồ đã lên mức báo động 1, phải xả tràn. Đặc biệt ở phía mái đập thượng lưu đã xuất hiện sụt lún thân đập với chiều dài 40m. Mưa lớn 2 ngày qua làm mực nước dâng cao nguy cơ vỡ thân đập, nên sáng 17.10 chúng tôi đã cho nổ mìn hạ tràn và dùng máy đào múc để xả lũ”.

Trước tình hình này, để đảm bảo an toàn cho các hộ dân, đến sáng 17.10, huyện Yên Thành đã tiến hành di dời 300 hộ ở hạ lưu đập hồ Đồn Húng, hồ Kẻ Sặt 50 hộ và hồ Nhà Trò 270 hộ. 

Do mưa lớn, tràn đập và các đập xả lũ nên vùng hạ du ở các xã như Khánh Thành, Long Thành chìm trong biển nước. Ông Lê Công Đẩu - Chủ tịch UBND xã Long Thành cho biết: Xã có 17 xóm với 2.500 hộ dân bị cô lập. Hơn 1.000 nhà dân bị ngập, chưa thể thống kê hết số gia súc , gia cầm và tài sản bị hư hỏng, cuốn trôi. Trường tiểu học, THCS, trạm y tế, trụ sở uỷ ban đều bị ngập nước, nhiều máy móc, trang thiết bị hư hỏng”.

Chủ động xả lũ


Từ chiều 14-16.10, hồ Sông Sào (hệ thống đầu mối trên địa bàn xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn) đã chủ động xả lũ khiến hàng trăm hộ dân và hàng ngàn ha lúa, rau màu của các địa phương như Nghĩa Bình, Nghĩa Trung, Nghĩa Mỹ (Nghĩa Đàn) và Nghĩa Thuận (thị xã Thái Hòa) bị ngập sâu. 
Tỉnh Nghệ An có 625 hồ đập, trong đó 55 hồ có dung tích chứa trên 1 triệu m3 nước. Hiện nay, cơ bản các hồ chứa đã đầy nước. Các chuyên gia về thuỷ lợi nhận định: Nếu trời tiếp tục mưa lớn, có nguy cơ vỡ nhiều đập đã xuống cấp trầm trọng. Ông Hoàng Nghĩa Hiếu - Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão cho biết: Tỉnh đang huy động và triển khai các lực lượng xuống các địa phương để sẵn sàng đối phó mọi tình huống có thể xảy ra.

Tại huyện Nam Đàn, hồ Thành ở xã Nam Kim nước tràn với cột nước 0,9m, hạ lưu đập có 8 lỗ rò nước. Huyện đã di dời 108 hộ ở vùng hạ lưu đập hồ Thành đến nơi an toàn. Nhà dân ở các xóm 4,5,6 xã Nam Lộc hầu hết bị nước lũ làm ngập. Đáng lo nhất là đập Ba Khe (ở xóm 4) cao hàng chục mét cũng đã bị tràn nước. Ông Phan Văn Năm- một người dân ở đây cho biết: Nếu vỡ đập thì khoảng hơn 10.000 dân xã Nam Lộc và các xã phía hạ du bị cuốn trôi”.

Lượng mưa lớn, kéo dài cộng với việc hồ thủy điện Bản Vẽ xả lũ với tổng lưu lượng từ 300-1.000m3/s đã khiến nước sông Lam lên rất nhanh, gây ngập úng ở nhiều vùng thấp, trũng của các huyện Thanh Chương, Nam Đàn và các xã ngoài đê của huyện Hưng Nguyên. Hiện nay, nước lũ trên các sông vẫn đang tiếp tục dâng cao.

Mưa lũ cũng đã làm ngập hàng chục tuyến quốc lộ và tỉnh lộ, gây chia cắt, ách tắc giao thông. Ở Km16+400 - Km18+100 Quốc lộ 7 ngập sâu hơn nửa mét; tại Km25+300, Tỉnh lộ 544 (xã Châu Hoàn, huyện Quỳ Châu) sạt lở taluy dương dài 10m, rộng 5m, đất đá tràn lên mặt đường gây ách tắc giao thông... 

Ông Nguyễn Trường Thành - Chi cục phó Chi cục Thủy lợi Nghệ An cho hay: “Hai hồ lớn của tỉnh là Vực Mấu và sông Sào đều đã tiến hành xả lũ trước. Đối với các công trình khác, Chi cục đã cắt cử lực lượng túc trực 24/24 giờ”.