Wednesday, February 27, 2013

Một nghi án lịch sử Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh: một hay hai người?

HCM-binhkhaoNgày 14/1/2013  trang điện tử Thông Luận đăng một tài liệu nhan đề: “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” của nhà biên khảo Hồ Tuấn Hùng người Đài Loan. Thái Tuấn dịch ra Việt ngữ nhan đề “Tìm hiểu về cuộc đời của Hồ Chí Minh” hoàn tất vào đầu năm 2013 . Trang điện tử Đối Thoại đăng ngày 16/2/2013.
Đọc qua cuốn sách dịch người ta tưởng là chuyện dã sử nói chơi lúc trà dư tửu hậu. Nhưng đọc kỹ thì không phải vậy. Cuốn sách của ông Hồ Tuấn Hùng viết một cách có phương pháp, trưng dẫn tài liệu  xác thực và kết luận một cách có tính khoa học. Danh nhân lịch sử của đảng Cộng sản Việt Nam cũng như của phong trào Cộng sản quốc tế được biết dưới tên Nguyễn Ái Quốc và sau đó là Hồ Chí Minh vốn được xem là một người thật ra là hai người khác nhau. Theo ông Hồ Tuấn Hùng sự thật lịch sử là:
Ông Hồ Chí Minh, người được đảng Cộng sản Việt Nam xem là “cha già dân tộc” là một người Tàu sinh năm 1901 thuộc sắc tộc Khách Gia sinh tại huyện Miêu Lật, địa khu Đồng La, Đài Loan. Trái lại, người có tên Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam sinh năm 1890 tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông có tên khai sinh là Nguyễn Tất Thành. Năm 1911 ông trốn ra nước ngoài tìm đường chống ách thực dân Pháp. Đến Pháp ông theo phong trào Cộng sản quốc tế và được Quốc tế Cộng sản phái về hoạt động cho phong trào Cộng sản quốc tế tại Trung quốc và đã chết vì bệnh lao năm 1932 tại Trung quốc hoặc tại một địa danh nào đó giữa Trung quốc và Liên xô.
Sự thật ở đâu?
Nghi án lịch sử này bắt đầu với phong trào Cộng sản tại Nga. Năm 1917 cuộc cách mạng Bôn Sê Vích (Bolshevik) tại Nga thành công. Mạc Tư Khoa trở thành trung tâm lãnh đạo các đảng Cộng sản tại Âu châu và là trung tâm thu hút các phong trào xã hội cấp tiến trên thế giới, như phong trào chống phong kiến tại Trung quốc và phong trào chống thuộc địa  tại Đông Dương, Miến Điện, Mã Lai …. Trung quốc có Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, Mao Trạch Đông, Việt Nam có Nguyễn Ái Quốc, Miến Điện có ông Aung San (thân sinh của bà Aung San Suu Kyi).
Đảng Cộng sản Nga thấy được sự quan trọng của mình cho thành lập Quốc tế Cộng sản (The Communist International – Cominterm) để lãnh đạo phong trào Cộng sản trên toàn thế giới, nhất là Á châu.  Các phong trào có tính quốc gia như Trung quốc chống phong kiến, Việt Nam chống thực dân Pháp và Miến Điện chống thực dân Anh dần dà đều đặt mình dưới sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản để có: (1) một chủ thuyết hành động, và (2) được yểm trợ tài chánh.
Nguyễn Tất Thành từ Việt Nam đến Paris năm 1911 bằng nghề phụ bếp trên tàu Amiral Latouche Trevil, theo tàu đến Marseille, Tây phi, Bắc Mỹ, Anh quốc, mãi đến năm 1917 ông mới định cư tại Paris. Ông lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và tích cực hoạt động chống ách đô hộ của Pháp tại Việt Nam. Tại đây Nguyễn Ái Quốc làm quen với hai nhà hoạt động cách mạng Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường. Lúc đầu ông là thành viên của đảng Xã hội Pháp. Sau đó, năm 1920 ông gia nhập đảng Cộng sản Pháp. Ông bị cảnh sát Pháp phối hợp với mật thám tại Đông Dương theo dõi rất kỹ. Giữa năm 1923 đảng Cộng sản Pháp gởi ông đi Nga học chủ thuyết Mác Xít tại Đại học Lao động Phương đông chuẩn bị làm đặc phái viên cho Quốc tế Cộng sản tại Á châu.
Giữa năm 1924 ông được tham gia Hội nghị V của Quốc tế Cộng sản triệu tập tại Mạc Tư Khoa và cuối năm ông được gởi về Quảng Châu (Canton), Trung quốc  để làm việc với các đại diện Cộng sản Á châu gồm Trung hoa, Nhật Bản, Đài Loan. Nguyễn Ái Quốc phụ tá cho Michael Borodin, ủy viên lãnh đạo phân bộ Quốc tế Cộng sản Á châu. Tại đây, năm 1925  Nguyễn Ái Quốc tập họp một số thanh niên từ Việt Nam trốn qua thành lập “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội” đặt dưới sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản.
Tháng 10 năm 1926 ông kết hôn với bà Tăng Tuyết Minh do sự giới thiệu của bà Đặng Dĩnh Siêu (vợ của Chu Ân Lai) lúc đó đang hoạt động trong Hội Phụ nữ Quảng Châu. Đám cưới có sự hiện diện của Borodin.
Thời kỳ này Quốc Dân Đảng của bác sĩ Tôn Dật Tiên và đảng Cộng sản Trung quốc hợp tác với nhau (theo sách lược của Quốc tế Cộng sản) nên Nguyễn Ái Quốc sống và làm việc thoải mái tại Quảng Châu. Nhưng đến tháng 4/1927 liên minh Quốc Dân Đảng và Cộng sản tan vỡ, Nguyễn Ái Quốc bị lùng bắt bỏ vợ chạy trốn về Mạc Tư Khoa chờ lệnh và mất liên lạc với bà TăngTuyết Minh từ đó.Tại Mạc Tư Khoa ông được Quốc tế Cộng sản gởi trở lại Paris và du hành công tác tại một số nước Âu châu như Thụy Sĩ, Bĩ, Ý … Cuối năm 1928 từ Ý Nguyễn Ái Quốc đi tàu thủy trở lại Á châu đến Bangkok tổ chức và vận động Việt Kiều Thái Lan tham gia phong trào Cộng sản. Tại đây ông bị bệnh lao phổi phải ở lại để chữa trị, đến đầu năm 1930 ông mới trở về Quảng châu do nhu cầu kéo các phe nhóm cộng sản Đông Dương gồm Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương cộng sản Liên đoàn đang bất hòa lại với nhau.
Qua nhiều buổi họp dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, ngày 3/2/1930 bảy đại biểu của 3 khuynh hướng đồng ý thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (sau theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương). Trong số 7 nhân vật thành lập đảng ngoài Nguyễn Ái Quốc có Hồ Tập Chương thuộc đảng Cộng sản Trung quốc và cũng là thành viên của Quốc tế Cộng sản. Hồ Tập Chương là nhân vật dính liền với cuộc đời của Nguyễn Á Quốc sau này.
Năm 1931 Nguyễn Ái Quốc được cử làm đại biểu Quốc tế Cộng sản trụ sở đặt tại Hương Cảng, phụ trách Cục Nam Dương. Thời gian này chính quyền Anh tại Hương Cảng bắt đầu hợp tác với Pháp làm khó dễ những nhà cách mạng Việt Nam, và cục Quốc tế Cộng sản Viễn Đông bị theo dõi.
Tại Việt Nam Pháp ghép Nguyễn Ái Quốc vào tội phá họai trị an tuyên án tử hình vắng mặt và yêu cầu chính quyền Anh dẫn độ. Ngày 6/6/1931 Nguyễn Ái Quốc bị cảnh sát Hương Cảng bắt. Quốc tế Cộng sản thuê luật sư Frank Loseby một luật sư người Anh hành nghề tại Hương Cảng bênh vực cho ông. Tòa Hương Cảng trục xuất Nguyễn Ái Quốc đi Singapore. Nhưng Singapore không nhận, ông phải trở lại Hương Cảng và bị kết tội nhập cảnh trái phép.
Luật sư Loseby đưa vụ kiện lên tòa cao ở Luân Đôn. Tòa Luân Đôn phán quyết phóng thích và trục xuất ông ra khỏi Hương Cảng đi đâu tùy ý. Luật sư Loseby gíup ông đi Thượng Hải để ông tìm đường đi Mạc Tư Khoa trị bệnh. Nhưng giữa đường, khoảng mùa Thu năm 1932 hay đầu năm 1933 Nguyễn Ái Quốc chết vì bệnh lao tại một địa danh nào đó trên đường đi.
Sự việc Nguyễn Ái Quốc qua đời được nhóm lưu học sinh Việt Nam tại trường Đại học Phương Đông ở Mạc Tư Khoa ghi nhận. Họ cử hành một lễ truy điệu và một phái viên Quốc tế Cộng sản có đến thăm hỏi chia buồn.
Nhưng sau đó Quốc tế Cộng sản thầy cần người có uy tín như Nguyễn Ái Quốc để phát triển phong trào Cộng sản tại Đông Dương nên dấu nhẹm và tìm cách xóa dấu vết việc Nguyễn Ái Quốc chết và lên kế hoạch dùng phái viên của Quốc tế Cộng sản Hồ Tập Chương có khuôn mặt hao hao giống Nguyễn Ái Quốc và từng làm việc với nhau để làm sống lại nhân vật Nguyễn Ái Quốc.
Hồ Tập Chương sinh ngày 11/10/1901 tại Đài Loan thời kỳ Nhật chiếm đóng. Theo chương trình của Nhật ông học chữ Nhật và chữ Hán. Năm 20 tuổi ông tốt nghiệp Đại Học Công Nghiệp Đài Loan và mở tiệm bán thuốc Đông Y, dùng thì giờ còn lại kết hợp bạn bè, nghiên cứu chủ nghĩa Cộng sản chống ách cai trị của Nhật .
Năm 1926 ông lập gia đình với bà Lâm Quế, năm 1929 có con gái đầu lòng là Hồ Tố Mai. Sau đó ông trốn đi Thượng Hải gia nhập Đảng Cộng sản Trung quốc và trở thành một ủy viên của Quốc tế Cộng sản. Cuối năm 1931 (hay đầu năm 1932) ông bị Quốc Dân Đảng bắt tại Quảng châu. Sau khi được trả tự do ông được điều về hoạt động tại biên giới Việt Trung và Thái Lan.
Năm 1933 Quốc tế Cộng sản gọi Hồ Tập Chương về Mạc Tư Khoa điều tra về một công tác bị nghi ngờ trong năm 1930. Ban điều tra gồm 3 người: Dmitry Manuilsky, Vera Vasilieva và Khang Sinh. Khang Sinh cũng là đảng viên đảng Cộng sản Trung quốc phụ trách mật vụ. Bà Vera Vasilieva đã bênh vực Hồ Tập Chương và ông khỏi bị án tử hình.
HCM in Moscow
Trong quá trình điều tra, bà Vasilieva thấy quá khứ của Hồ Tập Chương khá giống với quá khứ của Nguyễn Ái Quốc và lại là người  cùng với Nguyễn Ái Quốc thành lập đảng Cộng sản Đông Dương nên nảy ra sáng kiến và đề nghị với Quốc tế Cộng sản dùng Hồ Tập Chương thay thế Nguyễn Ái Quốc. Cũng có giả thuyết rằng Quốc tế Cộng sản đã có kế  hoạch thay thế rồi và việc gọi Hồ Tập Chương đến Mạc Tư Khoa điều tra là một phần của kế hoạch thay thế.
Một chương trình 2 điểm được thực hiện: (1) huấn luyện Hồ Tập Chương để thay thế nhân thân Nguyễn Ái Quốc. Chương trình huấn luyện này kéo dài 5 năm từ 1933 đến 1938 tại trường Đại Học Lenin chuyên nghiên cứu vấn đề dân tộc và chủ nghĩa thực dân thuộc chuyên ngành của Nguyễn Ái Quốc, đồng thời học những tập quán thói quen của Nguyễn Ái Quốc, và các ngôn ngữ Nguyễn Ái Quốc thông thạo như Việt ngữ, Pháp và Anh Ngữ. (2) Ngụy tạo sự việc để che dấu cái chết của Nguyễn Ái Quốc cho rằng cái tin chết trước đây chỉ là cái cớ để Nguyễn Ái Quốc dễ trốn tránh.
Thời gian này Hồ Tập Chương không được liên lạc với gia đình  và thân nhân ở Đài Loan nghĩ rằng ông đã chết. Năm 1938 sau khi chương trình huấn luyện hoàn tất, Hồ Tập Chương mang bí danh Hồ Quang  được gởi về Trung quốc hoạt động dưới danh phận Nguyễn Ái Quốc tái sinh.
Lúc này lực lượng của Mao Trạch Đông sau cuộc Vạn lý Trường chinh (1934-1935) thành công, đã an toàn ở Diên An và Mao Trạch Đông không muốn bị ràng buộc chặt chẽ với Quốc tế cộng sản như trước. Đó là lý do tại sao Hồ Quang thay vì đi thẳng về Quảng Tây để chuẩn bị cho công tác Đông Dương lại được Quốc tế Cộng sản gởi về Diên An để (theo một giả thuyết) truyền lệnh của Quốc tế cộng sản và trao đổi chương trình hoạt động. Theo quan điểm của Quốc tế cộng sản nhu cầu liên minh với Quốc Dân Đảng để chống Nhật vẫn còn là một nhu cầu cấp thiết.
Việc Hồ Tập Chương thay thế Nguyễn Ái Quốc phục vụ cho quyền lợi của Quốc tế Cộng sản, cho đảng Cộng sản Trung quốc và cho đảng Cộng sản Việt Nam nên các tổ chức đều chọn thái độ im lặng. Quốc tế Cộng sản có một cán bộ uy tín dưới lốt Nguyễn Ái Quốc để phát triển chủ nghĩa Cộng sản tại Á châu và Đông Nam Á. Trung quốc có người của mình trong đảng Cộng sản Việt Nam. Còn đảng Cộng sản Việt Nam thì có người lãnh đạo phong trào đấu tranh chống Pháp lúc này đang là lúc thuận lợi hơn lúc nào hết do Mặt Trận Bình Dân đang cầm quyền tại Pháp (1936- 1938).
Đến Diên An, Hồ Quang trao mật lệnh của Quốc tế Cộng sản cho Mao Trạch Đông là cần tiếp tục hợp tác với Tưởng giới Thạch trong một mặt trận chống Nhật Bản. Sau đó đảng cộng sản Trung quốc đưa Hồ Quang về Quảng Tây.
Về Quế Lâm, Hồ Quang làm việc cho Bát lộ quân dưới quyền của tướng Lý Khắc Nông chuẩn bị cho công tác Đông Dương. Thời gian này Hồ Quang theo học khóa đào tạo cán bộ du kích chiến của Mao Trạch Đông và hoàn tất trong năm 1939.
Tháng 2/1940 Hồ Quang đi Côn Minh và qua đảng Cộng sản Trung quốc đã liên lạc được với Đảng bộ hải ngoại vừa được thành lập của đảng Cộng sản Đông Dương.  Giữa năm 1940 khi gặp một số cán bộ từ Việt Nam mới qua trong đó có Võ Nguyên Giáp (Giáp rời nước tháng 5/1940) Hồ Quang được giới thiệu là đồng chí Nguyễn Ái Quốc làm mọi người rất phấn khởi vì đã gặp được lãnh tụ! Hồ Quang định gởi Võ Nguyên Giáp và Hoàng Văn Hoan lên Diên An học tập chủ thuyết Cộng sản và chương trình kháng Nhật, một chương trình do Khang Sinh phụ trách.
Trong khi chờ đợi thì tình hình Âu châu biến chuyển. Tháng 6/1940  Đức quốc xã chiếm Paris. Toàn quyền Decoux tại Đông Dương đặt mình dưới quyền của chính phủ Vichy do Thống chế Pétain lãnh đạo hợp tác với Đức. Nhật vốn liên minh với Đức nên buộc lòng Decoux phải để cho quân đội Nhật vào Đông Dương.
Hồ Quang thấy tình hình thuận lợi vì Pháp đã núng thế nên hủy bỏ việc gởi Hoàng Văn Hoan và Võ Nguyên Giáp đi học và chuyển toàn bộ nhân sự và phương tiện về sát biên giới chuẩn bị lập chiến khu trong nước, đồng thời tháng 12/1940 Hồ Quang thành lập một ngoại vi của đảng hoạt động công khai gọi là “Việt Nam độc lập đồng minh hội”, gọi tắc là Việt Minh để quy tụ quần chúng chuẩn bị phát động du kích chiến vừa chống thực dân Pháp vừa chống phát xít Nhật.
Tháng 2 năm 1941 Hồ Quang chính thức trở về Việt Nam sống tại hang Pắc Bó, một hang núi nằm phía bắc cách thành phố Cao Bằng 55 km gần biên giới Trung quốc. Tháng 5, Hồ Quang triệu tập Hội nghị VIII Đảng Cộng sản Đông Dương ra quyết nghị thành lập và phát triển căn cứ địa du kích, chung quyết sự thành lập “Mặt trận Việt Minh” và do đề nghị của Hồ Quang bầu Trường Chinh làm Tổng bí thư Đảng. Mặt Trận “Việt Minh” thông qua Cương Lĩnh quy định mục tiêu lật đổ thực dân Pháp và phát xít Nhật, thành lập Chính phủ cách mạng của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lấy cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ.
Tháng 8/1942 Hồ Quang rời Pắc Bó đi Trùng Khánh để gặp Chu Ân Lai. Đế tránh sự theo dõi của Quốc Dân Đảng, Hồ Quang đóng vai Hoa kiều, lấy tên là Hồ Chí Minh, ký giả của báo Tân Văn. Đây là lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc dùng danh xưng Hồ Chí Minh trong giấy tờ.
Trên đường Hồ Chí Minh bị Quốc Dân Đảng nghi là gián điệp bắt và đưa về Quảng Tây. Nhờ có cuộc vận động rộng lớn của Chu Ân Lai với sự yểm trợ của các hãng thông tấn quốc tế bên cạnh chính phủ Quốc Dân Đảng, tháng 9/1943 Hồ Chí Minh được trả tự do.
Trong 14 tháng bị giam giữ ông Hồ Chí Minh đã trải qua 18 nhà tù trong 13 huyện tại tỉnh Quảng Tây. Thời gian này Hồ Chí Minh viết “Ngục Trung thư” gồm 134 bài thơ bằng chữ Hán.
Sau khi được trả tự do, Hồ Chí Minh tạm trú tại Trung quốc dưới sự bảo hộ của tướng Trương Phát Khuê, một danh tướng của Trung hoa Dân quốc. Mãi đến tháng 8/1944 ông mới trở về Cao Bằng.
Ngày 15/8/1945 Nhật đầu hàng đồng minh, Hồ Chí Minh cùng với các đồng chí nhanh chân chiếm chính quyền ngày 19/8 trước khi quân đội đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật. Ngày 2/9/1945 tại vườn hoa Ba Đình Hồ Chí Minh, được toàn dân và thế giới tưởng là người thanh niên Nguyễn Ái Quốc năm xưa, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Cuộc đời hai người làm một của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) là một phát hiện lịch sử ly kỳ. Nhưng nếu nhìn dưới lăng kính thế giới, đặc biệt là lịch sử  phát triển của chủ nghĩa cộng sản và phong trào xã hội chống phong kiến và thực dân tại Á châu thì không có gì ly kỳ.
Lịch sử Âu châu cho chúng ta nhiều tiền lệ. Hôn nhân giữa con cái vua chúa nước này với vua chúa nước khác đưa đến việc người nước này làm vua nước kia không phải là chuyện hiếm. Người dân Âu châu không xem đó là chuyện lạ. Tại Á châu, Quốc tế Cộng sản lãnh đạo phong trào xã hội và chống đế quốc, việc dùng cán bộ người nước này lãnh đạo phong trào đấu tranh của nước khác cũng chỉ là một cách sắp xếp công việc của một tổ chức cách mạng quốc tế. Nguyễn Ái Quốc (người Việt Nam) chết, Quốc tế Cộng sản dùng Hồ Tập Chương (người Tàu) thay Nguyễn Ái Quốc cũng chỉ là nhu cầu phát triển chủ nghĩa.
Lịch sử sẽ đi qua không ai quan tâm nếu Hồ Chí Minh không nổi bật trong lịch sử thế giới với sự thắng trận tại Điện biên Phủ chấm dứt chế độ cai trị của Pháp tại Đông Dương và nhất là vai trò của ông trong cuộc chiến tranh 1954-1975 thắng Hoa Kỳ và thống nhất Việt Nam dưới chế độ Cộng sản.
Còn nữa, mối quan hệ đặc biệt gữa Trung quốc và Việt Nam trong suốt hai ngàn năm lịch sử, qua đó Việt Nam liên tục đấu tranh để giữ gìn bản thể và nền độc lập của mình, và hiện nay mối quan hệ càng tế nhị hơn nữa khi Trung quốc đang dần trở thành một siêu cường tranh chấp ảnh hưỏng quốc tế với Hoa Kỳ trên một địa lý Việt Nam đang nằm ở giữa làm cho nghi án “một người Hoa dưới lốt một người Việt” từng lãnh đạo thành công cuộc cách mạng Việt Nam và được đảng Cộng sản Việt Nam tôn vinh là “cha già dân tộc” trở thành hết sức cấn cái .
Các biến chuyển lịch sử tại Việt Nam trong thế kỷ 20 làm cho Hồ Chí Minh trở thành một đối tượng lý thú đối với các sử gia cũng như các nhà nghiên cứu trên thế giới.
Và các nhà nghiên cứu về Hồ Chí Minh đều vấp phải một điều là: lịch sử của người thanh niên tên là Nguyễn Tất Thành, người Nghệ an, sinh năm 1890, năm 21 tuổi xuống tàu đi Pháp tìm đường chống Pháp giành độc lập, tham gia phong trào Cộng sản quốc tế, lãnh đạo thành công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trở thành chủ tịch Hồ Chí Minh, mất ngày 2/9/1969, sáu năm trước khi các đồng chí của ông hoàn tất cuộc cách mạng vô sản thống nhất đất nước dưới một chính quyền Cộng sản không phải là một lịch sử đơn giản.
Có quá nhiều nghi vấn. Năm 2000, giáo sư William J. Duiker người Mỹ xuất bản cuốn “Ho Chi Minh: A life” (Hồ Chí Minh: Một cuộc đời). Năm 2003 bà Sophie Quinn-Judge, người Anh xuất bản cuốn “Ho Chi Minh: The Missing Years 1919-1941” (Hồ Chí Minh: Những năm tháng 1919-1941 không có dữ liệu). Cả hai đều đồng ý rằng: cuộc đời của Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh có quá nhiều bóng mờ chưa thể soi sáng được. Bóng mờ phủ lên trên quá trình đấu tranh của ông, bóng mờ trên tình duyên, bóng mờ trên các sáng tác, bóng mờ trong quan hệ đối với gia đình …
Có thể bà Quinn-Judge có mối hoài nghi Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là hai người. Nhưng vốn cẩn trọng bà không thể kết luận gì khi chưa có dữ kiện chắc chắn trong tay. Bà đã lặn lội đến Mạc Tư Khoa lục lọi kho tài liệu của Quốc tế Cộng sản được giải mật sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ để tìm biết quan hệ thật sự giữa Quốc tế Cộng sản và Hồ Chí Minh và ông Nguyễn Ái Quốc đã làm gì tại Nga trong những năm tháng ở đó: 1924-1925 và 1933-1938. Bà cho biết hồ sơ của Quốc tế Cộng sản chỉ được giải mật một phần nên bà không tìm được câu trả lời điều bà muốn truy cứu. Tại Aix-en-Provence, miền nam nước Pháp, nơi lưu trữ hồ sơ thuộc địa của Pháp bà tìm thấy nhiều tài liệu ghi tin tức nghi ngờ liên quan đến cái chết của Nguyễn Ái Quốc năm 1932, nhưng cảnh sát Pháp không quả quyết. Và Pháp vẫn để mở vấn đề Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh mà không có một kết luận dứt khoát.
Trong ba nơi tồn trữ hồ sơ về Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh thì ngoài Liên bang Xô viết, có lẽ hồ sơ của đảng Cộng sản Trung quốc là đầy đủ nhất. Nhưng Trung quốc chưa mở hồ sơ.
Riêng Việt Nam thì vụ Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh là một điều hoàn toàn bí ẩn. Chẳng những không được lưu trữ mà còn có nỗ lực xóa dấu vết lịch sử như cuốn “Vừa đi đường vừa kể chuyện” của Trần Dân Tiên (được biết là chính ông Hồ Chí Minh) đăng tải trên 88 số Nhân Dân Nhật báo (từ số 2006 đến  số 2094) trong năm 1961.Nếu có một số đồng chí của ông Hồ Chí Minh biết thì họ cũng đã lần lượt qua đời.
Các nhà nghiên cứu Hồ Chí Minh nhìn đâu cũng thấy bóng mờ vì cho đến đầu thế kỷ 21 không có dữ kiện gì để họ nghi ngờ Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là hai người.
Nhưng nếu giả thuyết đó là hai nhân vật khác nhau đóng chung một tuồng thì cuộc đời của Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh không còn có bóng mờ, không có gì là bí hiểm. Tài liệu “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” của nhà biên khảo Hồ Tuấn Hùng người Đài Loan, Thái Tuấn dịch ra Việt ngữ nhan đề “Tìm hiểu về cuộc đời của Hồ Chí Minh” hoàn tất vào đầu năm 2013 như đã giới thiệu trên đã giúp giải mã một số bí ẩn về Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh:
Cuộc tình giữa Nguyễn Ái Quốc và Tăng Tuyết Minh
Năm 1924 Nguyễn Ái Quốc từ Mạc Tư Khoa về hoạt động tại Quảng Châu làm việc cho Michael Borodin, ủy viên Quốc tế Cộng sản phụ trách Á châu. Không khí Quảng Châu thập niên 1920 là một không khí cách mạng trong phong trào Tôn Dật Tiên và phong trào Cộng sản quốc tế. Tăng Tuyết minh là một phụ nữ Trung quốc trẻ tuổi cấp tiến gần gũi với các bà Đặng Dĩnh Siêu (vợ Chu Ân Lai) và Thái Sướng (vợ một đồng chí của Chu Ân Lai) trong hội “Phụ nữ” do Cộng sản tổ chức. Nguyễn Ái Quốc thường lui tới hội này và quen biết với Tăng Tuyết Minh. Do sự giới  thiệu của bà Đặng Dĩnh Siêu, năm 1926 Nguyễn Ái Quốc (36 tuổi) kết hôn với Tăng Tuyết Minh (21 tuổi) và được tạm trú trong căn gác nhà của Borodin.
Đầu tháng 4/1927 sự hợp tác Quốc-Cộng đầu tiên tan vỡ. Bị lùng bắt Nguyễn Ái Quốc bỏ Quảng Châu cùng phái đoàn Quốc tế Cộng sản chạy trốn lên Thượng Hải rồi sau đó đi Mạc Tư Khoa. Bà Tăng Tuyết Minh mang thai nhưng theo lời khuyên của mẹ phá thai để tránh liên hệ với Nguyễn Ái Quốc trong không khí khủng bố và thanh trừng các thành phần Cộng sản của Tưởng Giới Thạch. Từ đó không có quan hệ giữa hai người và mối tình ngắn ngủi giữa hai người xem như chấm dứt. Năm 1931 Nguyễn  Ái Quốc chết bà Tăng Ttuyết Minh không hề hay biết, bà vẫn chung thủy ở vậy suốt đời và qua đời năm 1991.
Năm 1949 Mao chiếm lục địa. Ngày 19/5/1950 bà Tăng Tuyết Minh đọc báo thấy Chủ tịch Mao Trạch Đông chúc mừng sinh nhật thứ 60 của Hồ Chí Minh/Nguyễn Ái Quốc (lúc đó đang ở chiến khu Việt Bắc) tưởng rằng chồng cũ của mình còn sống. Bà tìm cách hỏi đại sứ  Hoàng Văn Hoan tại tòa đại sứ Việt Nam ở Bắc Kinh và chính quyền Trung quốc để xin liên lạc với chồng nhưng cả hai nơi đều im lặng. Lý do đơn giản là Hoàng Văn Hoan và chính quyền Trung quốc đều biết Hồ Chí Minh ở Việt Bắc không phải là Nguyễn Ái Quốc, chồng cũ của bà.
Năm 1956 sau Hiệp Định Geneve, Hồ Chí Minh trở về Hà nội. Tại Quảng Châu có phong trào “đại minh, đại phóng” phong trào phụ nữ Quảng châu đặt vấn đề “trinh tiết” của bà Tăng Tuyết Minh. Lời khai của bà tăng Tuyết Minh không thuyết phục. Chính quyền Quảng Châu gởi văn thư lên Hội phụ nữ (lúc đó do bà Thái Sướng làm Chủ tịch) hỏi ý kiến. Bà Thái Sướng gởi văn thư giải thích sự việc và yêu cầu ỉm việc này vì quan hệ tế nhị giữa hai nước Việt – Trung.
Về phần Hồ Chí Minh, ông chưa một lần thắc mắc về sự sống  chết của Tăng Tuyết Minh. Người ta bảo ông vô tình. Nhưng ông không vô tình . Ông mang lốt Nguyễn Ái Quốc, nhưng ông biết ông không phải là người chồng xưa của Tăng Tuyết Minh.
Quan hệ tình ái giữa Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn thị Minh Khai
Chạy trốn Quốc Dân Đảng về đến Mạc Tư Khoa năm 1927, Nguyễn Ái Quốc được gởi đi công tác tại một số nước Âu châu và Thái Lan. Năm 1930 Nguyễn Ái Quốc trở về Hương Cảng dàn xếp sự bất hòa giữa các khuynh hướng Cộng sản Việt Nam, và thành lập đảng Cộng sản Đông Dương ngày 2/3/1930. Từ đó đến đầu năm 1931 Nguyễn Ái Quốc làm việc tại Hương Cảng với bí danh P.C. Lin và gặp Nguyễn Thị Minh Khai. Quan hệ tình cảm phát triển và hai người (theo một giả thuyết) đã sống với nhau như vợ chồng với sự đồng ý ngầm của các đồng chí. Tháng 4/1932 Minh Khai bị cảnh sát Hương Cảng bắt, và 2 tháng sau Nguyễn Ái Quốc cũng bị bắt nốt. Nguyễn Ái Quốc sau đó bị tòa án Luân Đôn trục xuất ra khỏi Hương Cảng. Ông chết vì bệnh lao trên đường đi Mạc Tư Khoa. Riêng bà Minh Khai bị giam 3 năm cho đến năm 1935 mới được trả tự do. Với quan hệ giữa bà và Nguyễn Ái Quốc hai nhân vật quan trọng của đảng Cộng sản Việt Nam, việc bà biết Nguyễn Ái Quốc chết có thể xem là một việc đương nhiên.
Năm 1935 bà cùng hai Ủy viên khác của đảng Cộng sản Đông  Dương là Lê Hồng Phong và Hoàng Văn Nộn đi Mạc Tư Khoa tham dự hội nghị Quốc tế Cộng sản lần thứ 7. Lúc đó tại Mạc Tư Khoa, Hồ Tập Chương với chức danh Bí thư của Cục Viễn Đông Quốc tế Cộng sản đang học tập để chuẩn bị đóng vai Nguyễn Ái Quốc. Hồ Tập Chương được giới thiệu với bí danh P.C.Lin và tham dự Hội nghị VII với tư cách quan sát viên. Trong hồ sơ tham dự đại hội VII bà Minh Khai khai đã có chồng là P.C. Lin. Dù có một P.C. Lin tại đại hội, nhưng Minh Khai biết không phải là chồng của mình. Bà phát triển tình cảm với Lê Hồng Phong và làm lễ cưới nhau tại Mạc Tư Khoa trước mắt P.C. Lin (Hồ Tập Chương) là một việc tự nhiên. Dư luận thắc mắc về hôn nhân giữa Lê Hồng Phong và Minh Khai cho rằng Nguyễn Ái Quốc từng yêu bà Minh Khai là cướp vợ của bạn, và Nguyễn Thị Minh Khai không chung thủy vì thành hôn với Lê Hồng Phong với sự hiện diện của P.C. Lin. Và mối tình tay ba này không thể giải thích được nếu P.C. Lin ở Mạc Tư Khoa năm 1935 không phải là Hồ Tập Chương mà là Nguyễn Ái Quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm họ hàng ở Nghệ An
Năm 1945 khi Hồ Chí Minh (được thế giới xem là Nguyễn Ái Quốc) tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Hà Nội thì người anh Nguyễn Sinh Khiêm và bà chị ruột là Nguyễn Thị Thanh có ra Hà Nội thăm. Nhưng hình như đảng Cộng sản lấy lý do “Bác” còn việc nước đa sự không tiện gặp. Và đã không có một ghi chép hay một hình ảnh nào còn lưu lại về cuộc thăm viếng này. Điều này dễ hiểu vì Hồ Chí Minh không thể gặp ông Khiêm và bà Thanh mà không lộ hình tích.
Mãi đến tháng 6/1957 sau khi song thân Nguyễn Ái Quốc đã chết, người anh và người  chị đều đã qua đời (ông Khiêm năm 1950, bà Thanh năm 1954) ông Hồ Chí Minh mới về Nam Đàn thăm bà con. Lúc nầy trong gia tộc chỉ còn những người còn quá nhỏ khi ông bỏ nước ra đi để có thể phân biệt Nguyễn Tất Thành và “bác” Hồ Chí Minh .
Về tài liệu gọi là loạt bài  “Vừa đi vừa kể chuyện” của Trần Dân Tiên
Tài liệu này đăng trên nhiều số Nhật Báo Nhân Dân trong năm 1961 và sau này được biết của chính ông Hồ Chí Minh viết dưới tên Trần Dân Tiên nói về cuộc đời làm cách mạng của mình từ khi bỏ nước ra đi năm 1911 làm dư luận rất ngạc nhiên. Ông Hồ Chí Minh lúc đó đã nổi tiếng toàn thế giới, ông không có nhu cầu giả tên người khác để viết tài liệu ca tụng mình.
Hơn nữa tài liệu đó cũng không ca tụng gì Hồ Chí Minh nhiều, mà chỉ ghi lại câu chuyện “Bác” kể lại cho đoàn tùy tùng tháp tùng ông từ Phủ Chủ tịch ở Tuyên Quang vượt rừng vượt núi đi quan sát chiến dịch biên giới năm 1950 với mục đích chứng minh “Bác” và Nguyễn Ái Quốc là một người. Nhưng một số chi tiết trong câu chuyện lại vô tình chứng minh “bác” không thể là Nguyễn Ái Quốc
“Bác” kể lại chuyện bác là Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc đi Pháp hoạt động như thế nào một cách liên tục cho đến năm 1950 lúc bác đang đi chiến dịch biên giới. Nhưng trong câu chuyện người thuật chuyện là Trần Dân Tiên không nói trong thời gian 1933 đến 1938 bác làm gì ở Mạc tư Khoa. Thời gian tế nhị này không có gì để nói vì Nguyễn Ái Quốc vừa chết và Quốc tế Cộng sản đang cải tạo Hồ Tập Chương đóng vai Nguyễn Ái Quốc. Dùng người khác thay mình thuật chuyện ông Hồ có ẩn ý nói ông có kể nhưng (có thể) người thuật chuyện không ghi lại thôi.
Một nơi khác khác trong tài liệu “Vừa đi vừa kể chuyện” ông Hồ Chí Minh nói năm 1942 khi từ Việt Bắc đi Trung quốc ông bị bắt. Ông kể ông đã lợi dụng sự tiếp xúc với tù nhân để học tiếng Quan thọai. Thế nhưng dấu đầu lòi đuôi, trong thời gian 14 tháng ở tù ông đã sáng tác 134 bài thơ bằng chữ Hán mà chỉ những người tinh thông chữ Hán mới làm nổi.
Về tập “Ngục Trung Nhật Ký”
Chính quyền đảng Cộng sản Việt Nam đã làm ầm ĩ tập thơ ‘Ngục Trung Nhật Ký’” còn gọi là  “Nhật ký trong tù” gồm 134 bài thơ bằng chữ Hán ông Hồ Chí Minh làm trong thời gian (1942) ông bị Quốc Dân Đảng bắt tại QuảngTây để quảng bá văn tài của “Bác” .
Tháng 5/1960 nhà xuất bản Ngoại văn Hà Nội cho xuất bản tập “Nhật Ký trong tù” gồm 100 bài thơ dịch ra Việt ngữ. Chính phủ Trung quốc cũng cho in lại phần chữ Hán dưới nhan đề “Nhật Trung Nhật ký thi sao”. Cuối năm 1977 Viện Văn học Việt Nam cho lập một tiểu tổ nghiên cứu và bổ túc Nhật ký. Năm 1983 nhà Xuất bản Văn Học cho in 113 bài. Đến tháng 5/1990 nhân kỷ niệm 100 năm sinh nhật Hồ Chí Minh, nhà Xuất bản Văn Học bổ túc thêm 21 bài tổng cộng 134 bài.
Theo một đề án phân tích thơ văn của giáo sư Hoàng Tranh ở Quảng Tây năm 1992 thì một số thơ trong “Nhật ký trong tù” dùng từ ngữ và phương ngôn thuộc sắc tộc “Khách Gia” được chuyển hóa ra Trung Văn một cách nhuần nhuyễn và nghệ thuật. Tác giả không thể là Nguyễn Ái Quốc vì Nguyễn Ái Quốc không thể giỏi Hán văn như vậy, chưa nói việc làm sao ông nắm vững ngôn từ của sắc tộc Khách gia ở Đài Loan. Qua “Nhật ký trong tù” đảng Cộng sản Việt Nam muốn quảng bá trí tuệ và văn tài của Hồ Chí Minh, nhưng vô tình đã làm lộ Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc.
Thời gian đảng Cộng sản Việt Nam có nhiều nỗ lực chứng minh Hồ Chi” Minh là Nguyễn Ái Quốc
Thời gian này đều rơi vào thập niên 1950-1960 sau khi ký Hiệp Định Geneve chia đôi đất nước, và Hồ Chí Minh đã trở về Hà Nội với tư cách Chủ tịch đảng và nhà nước Việt Nam:
(1) Năm 1957 lần đầu  tiên Hồ Chí Minh trở về thăm quê nhà ở Nam Đàn
(2) Năm 1961 Nhân Dân Nhật  Báo đăng tải loạt bài “Vừa đi đường vừa kể chuyện”.
(3) Năm 1960 Hồ Chí Minh cho mời vợ chồng luật sư Frank Loseby người đã cứu Nguyễn Ái Quốc ra khỏi nhà tù Anh quốc ở Hương Cảng năm 1931 tới Hà Nội. Luật sư Loseby qua tin tức tưởng Nguyễn Ái Quốc đã chết. Nhưng thông tin truyền miệng của đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy đó chỉ là tin bịa đặt để ông có thể chạy trốn khỏi Hương Cảng. Và luật sư Loseby không có lý do gì để không tin. Dạng hình Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh khác nhau chút ít thì luật sư cũng nghĩ do thời gian cách biệt 28 năm. Lúc đó luật sư Loseby đã 80 tuổi. Hơn nữa đối với người Tây Phương người Á châu nào trông cũng giống nhau khó phân biệt (năm 1946 Hồ Chí Minh đến Paris dự hội nghị Fontainebleau nhận là Nguyễn Ái Quốc cũng không người Pháp nào từng biết Nguyễn Ái Quốc của những năm 1919, 1920 thắc mắc có thể cũng vì vậy)
Người ta có thể đặt giả thuyết rằng trong thời gian đấu tranh cách mạng dưới sự chỉ đạo và nhờ vả Quốc tế Cộng sản qua trung gian Liên bang Xô viết và Trung quốc, đảng Cộng sản Việt Nam và đàn em thân tín chung quanh Hồ Chí Minh chưa quan tâm đến nhân thân của Hồ Chí Minh là một người Hoa và không phải là Nguyễn Ái Quốc.
Nhưng sau Hiệp Định Geneve, cuộc đấu tranh chống Pháp xem như đã thành công, một chính quyền đã được thiết lập tại Hà Nội. Việc Hồ Chí Minh, một người Đài Loan làm chủ tịch nước trở thành cấn cái cho Đảng và cho chính cá nhân Hồ Chí Minh. Cho nên đảng Cộng sản Việt Nam, đảng Cộng sản Trung quốc và cá nhân Hồ Chí Minh có nhu cầu chứng minh Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc là một.
Cuốn sách “Tìm hiểu về cuộc đời của Hồ Chí Minh” của Hồ Tuấn Hùng với lối sưu tầm khoa học dẫn chứng đầy đủ và khả tín bắt đầu vén hẵn lên bức màn che đậy lai lịch của Hồ Chí Minh.
Tại sao lại chọn lúc này?
Vấn đề đặt ra là sự thật này ảnh hưởng thế nào đến cuộc tranh chấp biển đảo hiện nay giữa Trung quốc và Việt Nam. Cuốn sách bằng Hoa Ngữ của ông Hồ Tuấn Hùng do nhà xuất bản “Bạch Tượng Văn Hóa” xuất bản tại Đài Loan tháng 11/2008 là thời điểm quan hệ giữa Trung quốc và Việt Nam bề ngoài “16 chữ vàng” và “4 tốt”, nhưng bên trong bắt đầu trở nên căng thẳng./.
© Trần Bình Nam
Feb. 26, 2013
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com
Tài liệu tham khảo:
1.“Tìm hiểu về cuộc đời của Hồ Chí Minh” bản dịch Việt ngữ của Thái Tuấn (2013) cuốn “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” bằng Hán văn của Hồ Tuấn Hùng (2003)
2.“Ho Chi Minh: A Life” của William J. Duiker (2000)
3.“Ho Chi Minh: The Missing Years 1919-1941” của Sophie Quinn-Judge (2003)
4.“Vừa đi đường vừa kể chuyện” của Trần Dân Tiên (1961)
5.Hình Nguyễn Ái Quốc/J.C.Lin  trích từ cuốn “Ho Chi Minh: A Life” của William J. Duiker.
http://www.danchimviet.info/archives/73478/mot-nghi-an-lich-su-nguyen-ai-quoc-va-ho-chi-minh-mot-hay-hai-nguoi/2013/02

Sunday, February 24, 2013

CÔ HÀNG NƯỚC



“.. giời hè thời những lúc nấu nung
nước đâu anh nỡ dứt lòng bát rao ..
.. thế mà anh cậy cô khôn
thừa cơ đem nước bán buôn anh kiếm lời..
.. hỏi anh kiếm được bao nhiêu
mà anh đem nước bán liều hỡi anh ..
.. thôi về gánh nước chị thuê
đừng đi bán nước mà rê riếu đời”.

Friday, February 22, 2013

Video: Vật thể không xác định đâm xuyên thiên thạch trên bầu trời Ural

Thứ ba 19/02/2013 09:37
(GDVN) - Một vật thể không xác định đuổi theo thiên thạch và đâm xuyên qua quầng sáng thiên thạch trên bầu trời Ural.

Ảnh chụp từ clip vật thể lạ đuổi theo và xuyên qua quả cầu lửa thiên thạch trên bầu trời Ural


Giới truyền thông Nga ngày 18/2 đăng tải một đoạn video quay lại cảnh thiên thạch rơi xuống bầu trời vùng Ural, Chelyabinsk, Nga hôm 15/2. Trong đoạn video này có thể thấy một vật thể không xác định đuổi theo thiên thạch và đâm xuyên qua quầng sáng thiên thạch trên bầu trời Ural. Hiện các nhà khoa học và giới chức Liên bang Nga vẫn chưa đưa ra bất cứ kết luận nào về vật thể không xác định này, nhưng một số chuyên gia cho rằng không loại trừ sẽ còn những đoạn video người dân quay lại cảnh thiên thạch rơi xuống Ural sẽ được công bố.

http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Video-Vat-the-khong-xac-dinh-dam-xuyen-thien-thach-tren-bau-troi-Ural/277720.gd

Thiên thạch Chebarkul

Thiên thạch Chebarkul.  Взрыв метеорита в небе над Челябинском (Чебаркульский метеорит). Полный фото-отчет с комментариями.





22.02.2013

коллаж-изображений


Buổi sáng. Khởi đầu.

Buổi sáng giá lạnh (khoảng -17 độ C), không có gió và mây. Và bởi vì ngày hôm trước là một ngày rất ấm (nhiệt độ gần bằng không) - cây cối bao phủ bởi sương giá. Tôi quyết định đi đến địa điểm yêu thích để chụp ảnh phong cảnh không xa ngôi nhà của mình. Khoảng 9:00 sáng, tôi có mặt tại địa điểm và bắt đầu thực hiện những bức ảnh đầu tiên. Không có gì là không bình thường và đáng chú ý trên bầu trời trước khi xuất hiện đối tượng. Sau khi thực hiện một vài bức ảnh từ nhiều góc độ khác nhau, tôi chuyển đến một điểm khác. Máy ảnh nhằm theo hướng mặt trời mọc (trước  khi mặt trời xuất hiện chỉ tính từng phút).
за 15 минут до взрыва метеорита (вид на восток)


9:04:57 Một trong những bức ảnh đầu tiên được thực hiện vào buổi sáng. 15 phút trước khi vụ nổ thiên thạch (nhìn về phía đông)

Панорама местности (угол обзора около 180 гр.) 10мин. до взрыва метеорита


9:14:27 - 9:15:59 Toàn cảnh địa hình (góc nhìn khoảng 180 độ)
5 минут до взрыва метеорита (вид на Юго-запад)


9:17:11,  3 phút trước  sự bùng nổ của thiên thạch, nhìn phía Tây Nam.
несколько сеунд до взрыва метеорита (вид на восток)


iso 50 f14 32mm 0.6s 9:19:43, một bức tranh toàn cảnh, một vài giây trước khi vụ nổ thiên thạch (nhìn ở phía đông). Sự bùng cháy sẽ bên phải.



Bùng cháy.

Vâng! Đối tượng xuất hiện thật  bất ngờ! Chiếc máy ảnh trên chân máy và gần như nhằm vào hướng đó (trên bức ảnh cao hơn), từ đó xuất hiện đối tượng. Tôi nghiêng người qua máy ảnh để thay đổi góc máy ảnh và thực hiện một bức toàn cảnh. Vào thời điểm đó phía bên hông, tôi thấy một chớp sáng. Lúc đầu, nó còn nhỏ. Lập tức tôi hướng máy ảnh đến đối tượng, và vào thời điểm này sự bùng cháy đạt đỉnh điểm của nó, và tất cả mọi thứ xung quanh tràn đầy ánh sáng rực rỡ.
Взрыв метеорита в Челябинске, ЧБ


iso 50 f14 35mm 0.6s 9:20:33
взрыв метеорита,  цветной вариант


iso 50 f14 35mm 0.6s 9:20:33

Раскаленные частицы метеоритного тела,  несколько секунд после взрыва

so 50 f14 27mm 0.6s 9:20:43

Các hạt cháy của thiên thạch, một vài giây sau vụ nổ (bùng cháy). Trên bức hình ảnh cho thấy, sau khi bị vỡ, hai mảnh vỡ tương đối lớn tiếp tục chuyển động.

Nhận thức.    

Suy nghĩ bối rối và tự phát. Điều đầu tiên tôi nghĩ đó không phải một thiên thạch, mà là một quả bom hạt nhân. Sau đó, tôi nhớ về các thông tin trên các phương tiện truyền thông về một tiểu hành tinh và có thể nó đang xích lại gần Trái đất. Sau đó là những ý nghĩ về một chiếc máy bay bị rơi. 

След после взрыва метеорита. Раздвоение.

Panorama 2 khung ngang 24mm. 9:21:35, 9:21:45

Sự phân đôi dấu vết sau vụ nổ chính (bùng cháy). Cái phễu ở cuối của dấu vết nom như một cây nấm nhỏ.
 метеоритный след.


Panorama 2 khung 24mm. 9:24:11, 9:24:15



Cảm xúc.

Trong những giây đầu tiên nhịp tim đập nhanh và khó thở xảy ra, cũng như  đôi tay run lẩy bẩy, chắc là hậu quả của cú sốc về những gì nhìn thấy. Khi sự bùng cháy đạt mức tối đa, tôi cảm thấy trên mặt khá nóng rát (nó kéo dài chỉ vài giây).

Vào thời điểm bùng cháy rực rỡ, tôi cũng cảm thấy nhức nhối mắt vì ánh sáng mạnh không chịu nổi. Tôi không nhận thấy những cảm giác thể chất nào bởi vì tôi ở  khá xa các công trình bê tông và các con đường. Lập tức sau một loạt các vụ nổ trên rừng thông, gần đó - một số lượng lớn chim bay lên bầu trời, bay tao tác. Tim đập thình thịch, khó thở, và đôi bàn tay run rẩy mạnh hơn. Cảm giác bị sốc trở nên rõ rệt hơn.

метеоритный след до восхода солнца

Toàn cảnh vài phút sau vụ nổ. 4 ảnh 24mm 9:32:15 - 9:32:31

метеоритный след до восхода солнца - 3

Panorama, 2 ảnh, 24mm 9:33:01 - 9:33:13



Chụp ảnh.

Như đã viết, ngay lập tức khi nhìn thấy sự bùng cháy đầu tiên, tôi quay máy ảnh hướng tới đối tượng và ghi được một bức ảnh. Nó bị quá sáng, tôi bắt đầu cố gắng chỉnh lộ sáng ghi được đối tượng không quá sáng một cách cập rập. Tôi không nhớ chính xác tôi thực hiện  bức hình với những hạt nóng bên trong dấu vết như thế nào. Tất cả như trong sương mù, và xảy ra trong một vài giây. Tiếp theo, tôi nhớ cách hành động của mình thật mơ hồ. Tôi đã làm tất cả mọi thứ "một cách tự động". Trạng thái bị sốc không cho phép tập trung để đặt các giá trị chính xác và chọn đúng góc độ máy ảnh. Tôi nhớ rằng tôi đã đánh rơi xuống tuyết tuyết bộ phận điều khiển của máy ảnh  và tôi thay bộ lọc màu trên ống kính. Chỉ sau một loạt các vụ nổ, tôi mới tỉnh trí một chút, đã có thể thiết lập lộ sáng chính xác, chọn góc chụp của máy ảnh và ghi được  một vài bức toàn cảnh với đám mây còn lại của thiên thạch.

Một vài lời về thiên nhiên xung quanh thay đổi như thế nào. Cảm thấy giống như bầu trời xanh hơn và trong vắt hơn. Mặt trời vào thời điểm đó đã mọc lên, nhưng độ sáng của nó không như mặt trời buổi sáng, mà giống mặt trời giữa trưa.
метеоритный след в лучах восходящего солнца


Panorama, 4 ảnh, 24mm 9:38:43 - 9:39:07
метеоритный след в лучах восходящего солнца - 2


Panorama, 6 ảnh 24mm 9:44:03 - 9:45:15

метеоритный след в лучах восходящего солнца - 3


Panorama, 2 ảnh, 24mm 9:47:21 - 9:47:37

метеоритный след в лучах восходящего солнца - 4


Panorama, 4 ảnh, 24mm 9:52:49 - 9:53:19



P. S.

Sau khi tôi chụp được các bức ảnh, đám mây gần như  tan biến, tôi  thu dọn máy móc và đứng một lúc. Quan sát thiên nhiên xung quanh mình, và nghĩ những gì vừa trải qua. Suy nghĩ đầu tiên là về những người thân yêu, gọi điện thoại rất khó, bởi vì mạng bị quá tải. Những suy nghĩ không làm tôi yên lòng, không cho tôi nhận thức được quy mô của sự cố và hậu quả của nó. Trên đường về nhà, tôi nghĩ về  việc mình đã tham gia vào việc gì đó rất toàn cầu và rất quan trọng. Chỉ khi tôi liên lạc được với gia đình của mình, tôi mới có thể tập trung vào những gì đã nhìn thấy. Những tin tức đầu tiên trên Internet không đưa ra được điều gì rõ ràng. Tôi ngay lập tức bắt tay vào việc chế ảnh và chuẩn bị công bố chúng. Trong suốt cả ngày, nhiều tin tức và giả thiết khác nhau bắt đầu  ập đến. Các tâm trạng sầu uất bao trùm xã hội.

Tuy nhiên, thật may mắn là chúng ta đang sống trong thời đại thông tin! Bạn có thể nhanh chóng chia sẻ những cảm xúc của mình, và nhận được bức tranh tổng quát của sự cố.

-----

Saturday, February 16, 2013

17 tháng 2 năm 1979 - 17 tháng 2 năm 2013

17/2, ngày Trung cộng tấn xâm lươc vn

http://www.youtube.com/watch?v=LRl_8_qfEq0
Mười bảy tháng hai,
cũng ngày này năm bảy chín
Lũ giặc Tàu xâm lược lại tràn qua
Giày xéo biên cương, tàn sát dân lành
Gieo tang tóc, đau thương tràn sáu tỉnh
Dân quân ta
cả trăm ngàn chết thảm bởi giặc xâm lăng
Căm thù này dân tộc ta sao xóa được
Ngàn năm qua bao cuộc đối đầu giữ nước
Vẫn kiên cường đứng vững đến ngày nay
Dẫu chẳng ít
kẻ tham phú quý vinh hoa mà bán nước
Nhưng chúng rồi cũng bị phỉ nhổ,
bởi muôn dân
Ai ai sống chết cũng một lần
Nhưng hãy chọn
Lưu danh muôn thuở,
Hay để lưu xú muôn đời?



 

Thursday, February 14, 2013

Không Có Chuyện Việt Minh Cướp Chính Quyền Từ Tay Pháp-Nhật

1- Việt Minh có thực sự “cướp chính quyền” trong tay giặc Pháp và giặc Nhật hay không?
2- Từ 9 tháng 3 đến 19/8/45 nước Việt Nam không có chính quyền nào?
Và từ đó đặt ra vấn đề:

a) – Cuộc cướp chính quyền từ trong tay Nhật, Pháp không hề có, mà đơn giản chỉ là một cuộc lật đổ một chính quyền còn non trẻ: Chính phủ Trần trọng Kim với những nhân vật nổi tiếng cả trong lẫn ngoài nước.
126 ngày nắm giữ một chính quyền của một đất nước hoang tàn, chết đói đầy đường, không một đồng trong ngân quỹ, 95% người dân không biết chữ, được thế giới công nhận và sau này đa số vẫn được mời vào “Chính phủ liên hiệp”… Vậy vì sao mà nhà nước Cộng sản Việt Nam phải “lờ tịt” cái Sự Thật đó đi?
b) – Có phải chính những người như bọn tớ, tay cầm cờ vàng ba sọc đỏ, miệng hát “Này thanh niên ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng”, kéo nhau đi biểu tình ủng hộ chính phủ Trần trọng Kim đã “quáng gà cách mạng” nên giữa chừng a-dua, khi thấy người ta trương lên lá cờ đỏ sao vàng to tướng và phát cho chúng tớ những lá cờ đỏ nhỏ bằng cái quạt mo là những người đã được “Đảng giáo dục” và “đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống” để thực hiện nghị quyết của Đại Hội Quốc Dân (?) họp ở Tân Trào?
Không! Hoàn toàn không!
Chúng tớ, lúc ấy, dù bất cứ ai, bất cứ tổ chức nào, đã đưa ra đường lối chống Pháp, đã hứa hẹn Độc Lâp-Tự Do cho đất nước, đều sẵn sang đi theo!
Đến cựu Hoàng Bảo Đại cũng còn tuyên bố “Làm dân một nước tự do còn hơn là làm vua một nước nô lệ!” nữa là!
Hơn thế nữa, bọn thanh niên “hăng máu vịt” chúng tớ, lúc ấy cũng như Việt Minh ở chiến khu về, có quái gì mà phải lo. Ai cũng biết thừa đi là “Cướp chính quyền phen này sẽ chẳng có đổ máu vì Nhật đã đầu hàng vô điều kiện, Pháp vẫn chưa ra khỏi các trại giam chờ ngày trao trả cho quân đồng minh! Ai cũng biết chắc là sẽ chẳng có súng nổ, máu trào… chứ cứ như cách mạng Pháp, cách mạng Nga thì… sức mấy mà mặc com-lê, cà-vạt đàng hoàng, tay không mà dám đi “Cướp”chính quyền trong tay Nhật-Pháp cơ chứ!

17/8/1945: Mít-tinh của Tổng đoàn Công chức để chào mừng chính phủ Trần Trọng Kim bỗng chốc trở thành biểu tình của Mặt trận Việt Minh
Mọi “mâm cỗ độc lập tự do” đã có chính phủ Trần Trọng Kim dọn sẵn, kể cả hàng loạt cuộc mít tinh, biểu tình suốt từ ngày Nhật đầu hàng vô điều kiện cho đến ngày 19 tháng 8…, tất cả các hoạt động thanh niên tiền tuyến, thanh niên khất thực, phụ nữ, nhi đồng, công chức… đều được “tự giác” tổ chức bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, suốt 126 ngày….
Việt Minh với cái tên chẳng hề cộng sản, đệ tam, đệ tứ, đệ ngũ gì, có cái “tài”, theo tớ, duy nhất là, khi vào tiệc thì cầm cốc đứng lên hô to: “Nào! Mời các bạn cầm đũa!”. Cứ làm như bữa tiệc ấy là chính mình bỏ tiền ra chiêu đãi toàn dân vậy!
“Cuộc cách mang duy nhất nhân văn” (?), “duy nhất không đổ máu” do “Đảng ta lãnh đạo” mà ông Nguyễn Quyết nói lắp bắp trên thềm Nhà Hát Lớn Hà Nội đúng ngày 19/8/2010 vừa qua, nó vừa lẩm cẩm lại vừa làm những nhân chứng như tớ, nếu còn sống, phải… thương cho sự mất trí nhớ của ông về định nghĩa thế nào là cách mạng, là đảo chính, thế nào là nhân văn (?).
Chẳng lẽ không nhân văn thì ông huy động toàn dân dùng gậy gộc, dáo.mác “giết, giết hết bàn tay không ngơi nghỉ”, lao vào các trại lính Nhật lúc đó đã án binh bất động từ cả 3 tháng trời, chờ quân đồng minh vào giải giới hay sao? Hay là bắt toàn bộ cái “chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim”, các ông Phan kế Toại, Hoàng Xuân Hãn, Phan Anh… đi học tập cải tạo như hồi 1975 ở miền Nam?
Nói trắng ra rằng, dân Việt Nam chẳng hề biết đến cái sự lãnh đạo tài tình nào của Đảng Cộng Sản trước cái ngày 19 tháng 8 năm 1945 ấy! Vả lại lúc đó Đảng các ông có mấy người? Làm sao chỉ có gần 60 chục mống (trong đó có cả ông anh họ tớ, Tô Kim Châu, Ban Bình Dân Học Vụ cùng Nguyễn Hữu Đang, không hề là Đảng viên CS, sau này ông Châu bỏ vô Nam, làm cái gì đó ở toà án quân sự Việt Nam Cộng Hoà, nên đi học tập “có” 11 năm!) đi họp ở Tân Trào về mà động viên được cả triệu người, đủ mọi thành phần từ Bắc vô Nam, đứng lên đòi Độc Lập Tự Do kia chứ!
Chẳng qua là khổ quá, đói quá, nhục quá mà bất cứ tổ chức nào dám đứng ra điều khiển đất nước đang có nguy cơ rơi vào tình trạng vô chính phủ, chúng tôi, những người nông dân sắp chết đói, những người tiểu tư sản, trí thức biết tủi nhục, đều ủng hộ.
Và lớp trẻ chúng tớ, ủng hộ vô điều kiện chính phủ Trần Trọng Kim.
Chúng tớ “hoạt động cách mạng” từ đấy, một thành tích “cách mạng tiền khởi nghĩa” mà sau này nhiều, rất nhiều kẻ cơ hội đã kê khai là “hoạt động cách mạng tiền khởi nghĩa” để hưởng nhiều bổng lộc, lợi quyền. Một sự “đánh tráo” mà kẻ đánh tráo và người bị lừa đều… vui vẻ cả vì… tất cả đều công nhận sự đánh tráo để cùng có lợi… Số người tiền khởi nghĩa càng đông càng chứng tỏ “quần chúng đi theo đảng” thật sự hùng hậu, thừa sức “Cướp” chính quyền từ tay quân Nhật- Pháp!

Chính phủ Trần Trọng Kim
Còn cái chuyện “giọn cỗ mời ông xơi” của chính phủ Trần Trọng Kim thì… coi như không có trong lịch sử! Có một thời người ta còn gọi là “chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim”. Tuy nhiên bù nhìn cho ai thì mãi sau này nó vẫn bị… bỏ ngỏ! Còn tớ và nhiều bạn bè đương thời của tớ thì đã có kết luận rất sớm là… bù nhìn cho… các ông cộng sản chứ còn ai nữa!!”
Tớ đã đưa ra những dẫn chứng trích trong các trang hồi ký của các ông Trần Trọng Kim, Vũ Đình Hoè… đặc biệt nhấn mạnh đến vụ tướng Yamamoto muốn trao vũ khí cho chính phủ Trần Trọng Kim để các ông ấy chống lại Việt Minh… Nhưng các ông đã cự tuyệt thẳng thừng vì “nhiệm vụ tước vũ khí quân đội Nhật là của Quân Đội Đồng Minh”. Hơn nữa các ông ấy “không muốn dân Việt Nam lại phải dùng vũ khí chống lại nhau”.
Tóm lại, theo tớ, 19 tháng 8 năm 45 nếu tớ là nhà viết sử có lương tâm tớ sẽ viết hẳn một chương: Chính phủ Trần Trọng Kim và cuộc đảo chính ngày 19/08/1945. Tiếp theo đó là những trang bi tráng nhất về lịch sử dân tộc Việt Nam sau cuộc Đảo Chính này, vì:
- Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đã bắt đầu bị đổi màu từ đây.
- Máu đổ xương rơi cũng bắt đầu từ đây.
- Hầu hết những ai không chịu đổi màu đã, hoặc bị thủ tiêu hoặc “tìm đường cứu nước” bằng một hướng đi khác để trở thành “kẻ thù của nhân dân” hoặc đơn giản hơn chỉ để sống và làm việc bằng trái tim và khối óc của chính mình. Một vài người đã mang theo nỗi oan ức xuống tuyền đài thậm chí có người phải tự sát với lời trăn trối để đời “Lịch sử sẽ phán xét cho tôi” (Nguyễn Tường Tam).
- Những ai còn lại đành cam chịu kiếp sống sợ, sống hèn chờ đợi, hy vọng vào một ngày được thực sự Tự do, Độc lập…
Trong cùng thời diểm đó, có biết bao nước thuộc địa khác trên khắp thế giới đã chẳng phải “thề phanh thây, uống máu quân thù….” cũng độc lập tự do… mà có một thời gian dài người ta “tuyên giáo” chúng ta là “Độc Lập… giả hiệu”! Cho đến hôm nay, cho đến bao giờ, bao giờ, nước ta mới đuổi kịp các “nước độc lập giả hiệu” như Ấn Độ, Indonesia, Singapore, Thái Lan… nhỉ?
Tóm lại, là một nhân chứng đã sống và “hoạt động cách mạng quáng gà” rồi “cách mạng câm-điếc” suốt 65 năm, qua 3 chế độ “Quân chủ lập hiến Trần Trọng Kim”, “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà” và “Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”, bây giờ sắp giã từ cõi đời này, tớ thấy có nhiệm vụ phải nói lên những gì mà lớp trẻ, kể cả các Nhà lãnh đạo trẻ, những trí thức trẻ (đối với tớ cứ từ 60 trở xuống đều coi là trẻ cả) và đặc biệt các nhà viết sử trẻ nên đào sâu, tìm hiểu về cái thời gian lịch sử bị xuyên tạc cố ý này…
Chỉ tiếc rằng: Những điều tớ kể lại chỉ nằm ở trên cái blog cỏn con của tớ, chẳng có ai hưởng ứng vì: Đa số nhân chứng sống như tớ, kẻ đã qua đời, kẻ còn sống thì đã lẩn thẩn, kẻ thì… vừa ngu vừa… hèn, cho nên có cho ăn “cháo gan cóc tía” cũng chẳng dám nói lên cái thời tay cầm cờ vàng ba sọc đỏ, miệng hát “Này thanh niên ơi…” dưới bàn tay bắt nhịp của chính Khâm sai đại thần Phan Kế Toại (sau này Hồ Chí Minh mời làm Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà giai đoạn 1955-1961)!
Cho nên, cứ mỗi lần 19 tháng 8 và 2/9, tớ luôn chịu khó theo dõi xem lịch sử có được “bổ sung” thêm điều gì đúng như tớ mong đợi không.
Thì đây:
1 – Ngày 13 tháng 7 vừa qua, giáo sư Philippe Devilliers 90 tuổi, cựu phóng viên tờ “Le Monde”có mặt tại Việt Nam năm 1945 đã trao tặng cho cá nhân giáo sư Phan Huy Lê 203 tấm ảnh, trong đó chắc chắn có nhiều “tấm ảnh lịch sử”. Cụ thể, theo báo “Tuổi Trẻ” ngày 19/8/2010 là tấm ảnh chụp cuộc biểu tình của “Tổng Hội Công Chức” ngày 7 tháng 8/1945 ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim mà tớ cũng có mặt và hò hét đến khản cổ “Việt Nam Độc Lập muôn năm!”, “Đả đảo phát xít Nhật!”.
Mong rằng tất cả những tấm ảnh của “cá nhân tặng cá nhân” đó sớm được công bố, đặc biệt là những tấm ảnh nào khẳng định được chính phủ Trần Trọng Kim là có thật. Tớ tin rằng, một nhà sử học đã dám công bố “Anh hùng Lê văn Tám là chuyện bịa đặt” (do Bộ Trưởng bộ Tuyên Truyền Trần Huy Liệu trối trăn lại), lại không dám lấp đầy cái “lỗ hổng lịch sử” này bằng những tấm ảnh mà có lẽ Devilliers không muốn trao cho Chính quyền vì sợ nó sẽ vô tác dụng khi bị xếp xó hoặc bị thủ tiêu vì một lý do chính trị nào đó?
2 – Lần đầu tiên,VTV1 đã có bài “Kể chuyện dân Hà Nội đã nổi dậy cướp chính quyền” Chỉ có một câu mà tớ chú ý vì nó được phát ra từ cái loa đắc lực nhất của Ban Tuyên Giáo. Đó là: công khai xác nhận có chuyện trao chính quyền cho cách mạng của đốc lý Trần văn Lai (tớ đã quên béng ông này, nhờ VTV1 mà tớ nhớ lại: Ông chính là người mở đầu buổi mít-tinh hoan nghênh ngày ra mắt của Tổng Hội Công Chức ngày 7/8/45 của chính phủ “bù nhìn” (không có tên và nói rõ bù nhìn của ai?).
3 – Đúng ngày 19/8/2010, báo “Nhân Dân” và VTV1 có đưa tin về “cuộc giao lưu gặp gỡ giữa các “nhân chứng sống” của cách mạng tháng 8/45 hào hùng”. Nhiều nhân vật tớ quá quen, quá biết, dù chỉ hơn tớ vài ba tuổi… Trong số các vị được mời đến đã quá lẩn thẩn, nói năng lắp bắp, câu trước ngược với câu sau… thậm chí nhầm luôn cả ngày tháng… Tớ có chú ý đến nhân vật Lê Trọng Nghĩa, đã quá già để nói gì nhưng được giới thiệu là thành viên đoàn đàm phán với “chính phủ bù nhìn của phát xít Nhật”!
Chỉ có mấy điều “mới lạ” đó, lần đầu tiên trong cuộc đời muộn màng làm blogger, tớ thấy khoái chí nói với bà xã:
- Đấy! đấy! bài trên blog của anh viết năm ngoái, năm nay nhà nước đã cho phép cái ông Nghĩa này trả lời trên Tivi công nhận là có chuyện đàm phán với chính phủ…
Bà xã cướp lời:
- Nhưng đâu có gọi là chính phủ Trần Trọng Kim mà gọi là chính phủ bù nhìn của phát xít Nhật!
Tuy mất hứng nhưng tớ vẫn câng câng lên giọng (tuy hơi có đuôi đuối)!
- Dù gì đi nữa thì cũng phải công nhận những gì tôi viết là chẳng có bịa đặt! Chính phủ Trần Trọng Kim là có thật, chính danh, là người “dọn cỗ ” cho cuộc Đảo Chính Không Tiếng Súng, Không Máu Đổ Xương Rơi và… rất “Nhân Văn” như tướng Nguyễn Quyết mới “sáng tác” (hoặc do ai mách nước?) trịnh trọng tuyên bố ngày 19 tháng 8 năm nay! Phủ nhận họ, vu cáo họ là “bù nhìn cho Phát Xít Nhật” là có tội với lịch sử!
Nhân dịp này, tớ kêu gọi:
- Những ai từng là nhân chứng lịch sử của cuộc cách mạng mùa thu, đang còn sống, còn tỉnh táo, còn có cái tâm trong sáng, còn có cái tầm… không biết sợ.
- Những nhà viết sử trẻ, những người có điều kiện tiếp cận với những tư liệu quý hiếm ở những Trung Tâm Lưu Trữ trong và ngoài nước như C.A.O.M bên Pháp, hãy bạch hoá tất cả những gì có được trong tay, hãy giúp các nhà “viết sử ăn lương nhà nước” mạnh dạn hơn, khách quan hơn nhìn về quá khứ (như mới đây vừa công bố trên mạng toàn cầu nội dung và bức hình “thủ tướng Trần văn Hữu của chính phủ Bảo Đại đã ký tên vào Hiệp Ước Cựu Kim Sơn xác định trước toàn thế giới Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam!”
- Tớ mong ước: Năm tới, sẽ còn những điều Mới hơn,Thật hơn, Đúng hơn, khi kỷ niệm những ngày tháng sục sôi cách mạng giải phóng dân tộc này.
Lịch sử phải được chỉnh sửa, phải được bổ sung, ngô phải ra ngô, khoai phải ra khoai”! Không thể u xoẹ, lập lờ, đánh tráo, đánh lận công-tội của những nhân vật lịch sử, phủ nhận vai trò của hàng triệu người (trong đó có tớ), ngày ấy, chẳng biết Đảng là ai, ở đâu, làm gì, mà chỉ lao mình vào cuộc “chơi cách mạng” dưới sự động viên của các ông Phan Kế Toại, Phan Anh, Dương Đức Hiền… chứ chẳng phải theo chân ông Nguyễn Quyết, hay được Đảng giáo dục tuyên truyền một tí ti ông cụ nào cả!
Tớ cũng hy vọng: Chính các nhà Tuyên Giáo đương thời cũng tỉnh ngộ dần trước những bằng chứng không thể chối cãi (vì hầu hết đều không là nhân chứng lịch sử) cho phép công bố những Sự Thật Lịch Sử Mới mà… không phải cái gì cũng “Nhờ công ơn của Đảng” tất tần tật!
Tô Hải

Sunday, February 10, 2013

KHAI BÚT.

Tết đến đôi lời chúc tới nhau
Mọi người sống khỏe sống cho lâu
Uống bia có thể ngày đôi cữ
Muốn sống thì nên né rượu Tàu.

Tết đến đôi lời chúc khắp nơi
Vàng tiền kéo đến, khó khăn vơi
Bảng Anh, đô Mỹ ta cứ đếm
Còn của bọn Tàu ta "éo" chơi

Tết đến chúc mừng cả thế gian
Chơi bời mong tỉnh táo khôn ngoan
Tĩnh tâm sáng suốt nhìn non nước
Để chẳng vì Tàu, phải khóc than.

CHÚC TẾT



 Chúc xuân” của AVT .