Thursday, August 29, 2013

Những bức ảnh quý của Sài Gòn những ngày xưa ấy.



Monday, August 19, 2013

MỘT BÀI VIẾT GIÁ TRỊ

1973. Phản biện lại bài viết ĐÔI ĐIỀU VỚI TÁC GIẢ BÀI “VIẾT TRÊN GIƯỜNG BỊNH”

Posted by basamnews on August 20th, 2013
Trung Nghĩa
 Phản hồi cho ông/bà Trọng Đức, tác giả của bài viết được đăng trên báo Quân Đội Nhân Dân điện tử ra ngày chủ nhật 18/08/2013 trong mục chính luận với thông cáo“Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình”. *
 Tôi đã nhiều năm không đọc báo QĐND. Hôm nay thông qua diễn đàn mạng tôi được biết đến bài báo của tác giả Trọng Đức (có lẽ là một bút danh) mà khi đọc bài viết tôi không khỏi bức xúc. Tôi cũng tự đặt ra một bút danh cho mình để phản hồi cho bài viết này vì bản tính tôi là nhút nhát, sợ bị “nổi tiếng”. Tác giả bàn về những luận chứng nhằm phủ nhận người khác nhưng có vẻ như tác giả quá yếu kém khi đưa ra một ví dụ lệch lạc, không hiểu những luận cứ chủ thuyết của Marx, giải thích một cách lèo lái, gượng ép để phủ nhận những ý kiến của ông Lê Hiếu Đằng.
Tôi chỉ xin đi vào từng mảng lập luận mà tác giả Trọng Đức đề cập:
Thứ nhất: Tác giả Trọng Đức nhắc tới một chi tiết “ông Lê Hiếu Đằng có nhắc đến “một kỷ niệm khó quên”. Đó là việc khi ông đang bị chính quyền Thừa Thiên – Huế (dưới chế độ cũ) “cầm tù”, nhờ có lá đơn của bố ông nên ông được “cho ra tù” để đi thi”.
Ông Đằng cho rằng “Tôi không biết với chế độ được gọi là “ưu việt” hiện nay có người tù nào đã được cho ra đi thi như chúng tôi hay không?”
Để rồi sau đó Trọng Đức phủ nhận cái ý kiến của một người từng sống ở hai chế độ, từng đấu tranh để xây dựng nên nền móng chính quyền của nhà nước XHCN này bằng cách nêu ra một trường hợp về chàng trai Phan Hợi (sinh năm 1983, quê ở Sơn Quang, Hương Sơn, Hà Tĩnh) thi đỗ đại học sau khi ra tù để phủ nhận ý kiến của ông Đằng rằng chế độ hiện nay không bằng chế độ Việt Nam Cộng hòa trước kia.
Nó buồn cười ở hai điểm:
- Ông Lê Hiếu Đằng khi đó là một tù nhân chính trị, còn chàng trai Phan Hợi lại là một tù nhân hình sự phạm tội vì ăn cắp và chiếm đoạt tài sản của cá nhân hay tổ chức khác có chủ ý.
- Ông Đằng được tha để đi thi đại học sau lá đơn của bố ông, tức là ông vẫn đang thời gian bị giam cầm. Còn Phan Hợi thì sau khi mãn hạn tù một thời gian, anh ta mới thi đại học. Khi mãn hạn tù thì việc anh Hợi có đầy đủ quyền của một công dân, anh ta thi đại học cũng không có gì là bất thường. Báo chí nêu trường hợp của anh Hợi có lẽ không ngoài mục đích để khuyến khích những người sai lầm tội lỗi đứng lên và làm lại cuộc đời.
Tác giả ngây thơ một cách đến ngờ nghệch khi đưa ra một ví dụ sai khác về bản chất của sự việc nhằm biện minh cho chủ kiến chế, độ chính trị hiện nay của Việt Nam cũng “ưu việt” khômg kém các chế độ chính trị các nước khác về tính nhân văn. Thế mà tác giả Trọng Đức lại quên ngay một vụ án nghiêm trọng, gây nên những cơn bão dư luận trong nước và thế giới: đó là vụ án hai em sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị bắt khẩn cấp như một hình thức bố ráp/bắt cóc mà không hề có lệnh bắt trong lúc các em vẫn đang là sinh viên ngồi ghế giảng đường. Suốt cả hai phiên toà, từ thẩm phán tới chủ toạ không một ai nhớ ra rằng nếu các em bị giam cầm thì nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới tương lai của các em, phải chăng họ đã quên?
Thứ hai: Tôi phải phì cười khi tác giả Trọng Đức viết “cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng gắn bó với nhau theo hình chóp xuôi. Không phải cơ sở hạ tầng có cái gì thì kiến trúc thượng tầng cũng phải có cái ấy”. Cách lập luận đến ngô nghê chẳng những yếu kém về cách diễn đạt mà nó sai một cách cơ bản về kiến thức.
Xin tác giả Trọng Đức hãy nhớ: khi bàn về vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng, Marx đã viết:
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt của đời sống xã hội, chúng thng nhất biện chứng với nhau, trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng.
Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng trước hết thể hiện ở: mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng với nó.
Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng như nhà nước, pháp quyền, triết học, tôn giáo, v.v. đều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, do cơ sở hạ tầng quyết định”
Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng còn thể hiện ở chỗ: cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn, kiến trúc thượng tầng cũng phải thay đổi theo.
Karl Marx đã khẳng định chắc chắn trong quyển tư bản “cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng”.
Ngoài ra, tác giả Trọng Đức kém cỏi đến mức nực cười khi viết
Điều đó không có nghĩa (cũng chẳng có nước nào cho phép) nhất thiết phải tồn tại “Đảng của những người làm trong khu vực kinh tế nước ngoài” để bảo vệ quyền lợi cho thành phần kinh tế ấy.
Đâu phải có một đảng của những người làm trong khu vực kinh tế nước ngoài mới bảo vệ được quyền lợi của họ mà chỉ cần một tổ chức, một hiệp hội các doanh nghiệp nước ngoài cũng đã bảo vệ được họ nếu họ bị xâm phạm quyền lợi. Hoặc đơn giản hơn, họ sẽ tự bảo vệ mình bằng cách rút vốn, ngừng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nếu họ thấy họ không được bảo vệ bằng các luật doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. Điều đó đang diễn ra một cách ào ạt tại Việt Nam, nó càng khẳng định rõ hơn, những chính sách và những “lắt léo” khó nói thành luật về quản lý của Việt Nam có vấn đề.
Trong bản tuyên ngôn mà ông Hồ Chí Minh đã đọc “mọi người sinh ra có quyền bình đẳng” thế nhưng việc duy trì một đảng lãnh đạo độc tài suốt bao nhiêu năm qua đã vi phạm tuyên ngôn ấy.
Ông Trọng Đức viết “Quốc hội Việt Nam do toàn thể nhân dân Việt Nam bầu ra để thay mình thực hiện quyền lực Nhà nước. Do vậy, quyết định của Quốc hội thể hiện tâm tư, nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân”
Đây là điều sai sự thật. Người dân Việt Nam chưa hề có được quyền tự do dân chủ thực sự, dùng lá phiếu của mình để bầu người đại diện cho mình. Đơn cử là đại biểu quốc hội hiện nay với hơn 90 % là đảng viên đảng công sản, khi mà tổng số đảng viên của tổ chức này chỉ chiếm 1,3% dân số Việt Nam, như thế làm sao đại diện cho đại đa số người dân Việt Nam? Vì thế kết luận của tác giả “Việc duy trì Điều 4 Hiến pháp năm 1992 theo quyết định của Quốc hội, do vậy, cũng thể hiện đúng nguyện vọng của nhân dân” là hoàn toàn ngụy biện và sai trái, nó chỉ duy trì quyền lợi của đảng CS và những thành viên của đảng mà thôi.
Tác giả viết “Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đang lãnh đạo nhân dân xây dựng đất nước vững mạnh, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đem lại những quyền lợi cơ bản cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động.” Đây là một luận điểm sai trái và ngụy biện tiếp theo.
Ngay chính quyền VN các cấp đều thừa nhận kinh tế VN đang khủng hoảng, nợ nước ngoài theo bác cáo của chính phủ VN là 56% GDP, còn theo báo cáo của thế giới là 102% GDP. Bình quân, một người dân Việt Nam từ già tới trẻ gánh một khoản nợ 860 USD do sự quản lý yếu kém của chính phủ gây ra. Chính ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thừa nhận trong phiên họp diễn ra tại hội nghị Trung Ương 6 “Tôi còn 3 ngày nữa là tròn 51 năm tôi theo Đảng, chịu sự lãnh đạo quản lý của Đảng. Trong 51 năm qua tôi không xin với Đảng cho tôi nhận chức vụ gì. Là một cán bộ Đảng viên, tôi đã nghiêm túc báo cáo với Bộ chính trị, Ban chấp hành trung ương Đảng. Tôi nghĩ Đảng hiểu tôi, tổ chức hiểu tôi. Đảng đã quyết định phân công tôi làm Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội bỏ phiếu bầu làm Thủ tướng và tôi sẵn sàng chấp nhận. Gần cả cuộc đời theo Đảng, tôi không có chạy, tôi cũng không có xin, tôi cũng không có từ chối thoái thác nhiệm vụ gì mà Đảng và nhà nước phân công”
Rõ ràng quốc hội Việt Nam hiện nay thực tế không phải là ý chí và nguyện vọng của người dân mà là ý chí của Đảng. Bằng lý lẽ trên, Đảng phân công ông Dũng làm thủ tướng, rồi quốc hội của Đảng lại bầu cho ông ta. Đảng đã sai phạm trong việc lấn quyền hạn của nhà nước khi phân công người điều hành chính phủ, chứng tỏ đảng làm thay việc của nhà nước. Ông Thủ tướng Dũng là do đảng chỉ định làm thủ tướng để điều hành nền kinh tế, vì vậy việc suy thoái và lao dốc nền kinh tế hiện nay là lỗi của đảng cộng sản, hay nói một cách khác đi, Đảng quá yếu kém khi dùng sai người.
Thứ ba: tác giả Trọng Đức viết:
“Bất cứ sự kích động chiến tranh nào trong khi vẫn còn những lựa chọn giải pháp ngoại giao đều đi ngược lại truyền thống ngoại giao của cha ông, đi ngược lại lợi ích của đất nước, của dân tộc”
Mềm mỏng hoàn toàn khác với khiếp ngược. Chúng ta chỉ mềm mỏng khi biện pháp đó hiệu quả cho việc bảo vệ lãnh thổ biên giới hải đảo, còn một khi kẻ thù vẫn ngoan cố xâm lược thì dân tộc ta “quyết đánh”. Chẳng lẽ tác giả đã quên rồi sao tinh thần của hội nghị Diên Hồng?. Xn nhắc lại một chút về lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, từ chống quân Hán thời Hai Bà Trưng, tới chống quân Nguyên thời Trần hay chống quân Minh thời hậu Lê, đó có phải là kích động chiến tranh không thưa ông/bà Trọng Đức? Chính ông Hồ Chí Minh đã đọc lời hiệu triệu toàn quốc kháng chiến “chúng ta đã nhân nhương nhưng càng nhân nhượng thực dân pháp càng lần tới. Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước”.
Với thái độ hung hăng leo thang của Trung Quốc trong việc xâm chiếm biển đảo và đất liền của Việt Nam mà cả thế giới lên án, từ sự kiện cưỡng chiếm Hoàng Sa 1974; chiến tranh biên giới, 1979; cưỡng chiếm Trường Sa 1988, cắt cáp Tàu Bình Minh 2, Virking; xây lô cốt trên vùng biển đảo của Việt Nam……t hì đã gọi là một sự cố tình xâm lược chưa thưa ông Trọng Đức cùng tờ báo QĐND?
Sự “mềm dẻo” theo cái nghĩa như ông Trọng Đức nói, không hề hợp lòng dân, người dân chúng tôi liên tục xuống đường biểu tình chống Trung Quốc dù bị chính quyền đàn áp, khủng bố; bắt chấp bắt bớ tù đầy.
Cái “truyền thống ngoại giao” mà ông Trọng Đức nói ra nó qua xa lạ với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta.
Thứ tư: Tác giả cho rằng không cần tam quyền phân lập, nếu phủ nhận việc phải phân định rõ ràng tam quyền phân lập, thì nó không khác kiểu vừa đánh trống, vừa thổi còi. Tất cả mọi thứ quyền lực phải được kiểm soát để kiểm tra lẫn nhau.
Khi phủ nhận quyền được tự do, tác giả viết: “Thiết nghĩ, nếu nói cho đúng hơn phải là “con người khác con vật ở chỗ biết xác lập quyền tự do trong khuôn khổ có sự hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung của cộng đồng, của dân tộc và của nhân loại”.
Hãy thử nhìn lại xem hiện nay đã có sự hòa hợp giữa lợi ích của công đồng người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam với lợi ích của  nhân loại hay chưa?
Ông Trọng Đức lại một lần nữa ngu ngơ và giả vờ đánh tráo khái niệm về tự do “con người khác con vật ở chỗ là có tự do”. Con người có xã hội, có văn hoá có pháp luật. Không ai đòi hỏi cái tự do của một con vật cả, điều đó có nghĩa đương nhiên tự do phải theo khuôn khổ pháp luật. Có lẽ ngoại trừ các nước như giống Việt Nam như Bắc Hàn hay Trung Quốc ra thì không có một quốc gia nào, con người có thể  bị tù đày bắt bớ đánh đập chỉ vì họ dám viết, dám nói những cái sai trái của chính quyền hay của các nhân vật chính trị bằng những điều như 258 bộ luật hình sự hay nghị định 72 của chính phủ sắp có hiệu lực. Ai đã xây dựng và ban hành những điều luật đó, chắc chắn không phải là ý chí của nhân dân Việt Nam.
 Xã hội loài người ngoài hệ thống luật pháp rằng buộc hành vi, còn có những nhân tố bất thành luật kiểm soát hành vi của con người như văn hóa làng xã, chuẩn mực đạo đức xã hội tham gia. Việc một con người bình thường tự nhiên cởi truồng đi rong ngoài phố, nếu xét về luật anh ta không vi phạm luật pháp vì anh ta không phải diễn viên, nhưng người bình thường không ai làm thế. Một kẻ cho vay lấy lời một người bệnh sắp chết, dù không phạm luật nhưng cũng sẽ bị công đồng lên án về đạo lý. Nói một cách khác con người còn khác con vật là họ biết xấu hổ, biết nhục khi chuẩn mực đạo đức/hành xử của họ bị dân chúng trong nước, bị cộng đồng quốc tế phản đối và tẩy chay.
Tất cả những luận cứ mà tác giả đưa ra, với cá nhân tôi chưa có sức thuyết phục. Với cảm nhận cá nhân, có lẽ chính tác giả Trọng Đức chưa đọc hết về chủ nghĩa Marx để thấy hết những cái hay cái dở của nó, lý luận mà ông ta đưa ra quá yếu kém, thậm chí ngô nghê ở một cây bút về mảng chính luận của một tờ báo lớn như QĐND
Tôi xin bàn vài vấn đề rất nhỏ để thấy sự sai lầm cũng như tính mâu thuẫn của chủ nghĩa Marx.
Marx vận dụng ba phát minh vĩ đại nhất của loài người ở thế kỷ 19 là học thuyết tế bàođịnh luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng và học thuyết tiến hóa để làm cơ sở cho luận chứng đưa ra.
- “Marx cho rằng lượng biến đổi sẽ dẫn đến biến đổi về chất và ngược lại”, ý tưởng này do thuyết tế bào ghi “tế bào luôn sinh ra từ tế bào có trước” điều đó hiểu theo một cách đơn giản có nghĩa là, khi tế bào lớn lên về thể tích, gia tăng vật liệu di truyền thì chính màng/vách tế bào sẽ trở nên chật trội và phải cho ra tế bào mới. Nếu điều đó không xảy ra, tế bào sẽ chết. Thế nhưng, việc phân tích sự thay đổi/biến đổi về cơ sở hạ tầng sẽ phải đưa đến sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng ngay trong lòng chủ nghĩa xã hội là gì, Marx đã “quên”.  Học thuyết Marx không dạy học trò của mình rằng vẫn giữ nguyên chiếc áo chật chội kiến trúc thượng tầng (mô hình xã hội) khi cơ sở hạ tầng đã biến đổi thì phải làm gì.
- Marx đưa ra giá trị khái niệm thặng dư, cho rằng giới tư bản bóc lột công nhân vì chiếm đọat giá trị thặng dư. Điều này là sai lầm khi Marx cào bằng mọi đóng góp của mọi bộ óc con người. Năng lực trí tuệ của mỗi cá nhân không giống nhau vì vậy họ phải được hưởng những kết quả không giống nhau cũng là lẽ thường. Những con người mà Marx gọi là tư sản bóc lột kia, họ làm giàu cho họ và được cả thế giới biết ơn. Với quan niệm của Marx thì những cái đầu khổng lồ như Bill Gates, Mark Zuckerberg là những kẻ đại bóc lột.
- Một điều trở nên mâu thuẫn quá hiển nhiên của Marx nữa là: Marx dùng quy luật đấu tranh sinh tồn trong học thuyết tiến hoá của Darwin làm nền tảng cho lập luận đấu tranh giai cấp. Trong học thuyết tiến hóa, Darwin đã chỉ rõ, đấu tranh sinh tồn luôn luôn diễn ra, tùy thời điểm, tùy hoàn cảnh mà mức độ mạnh hay yếu, nó chính là động lực cho sự phát triển của sinh giới. Chính chọn lọc tự nhiên giúp cho sinh giới chọn lọc được những cá thể, những loài ưu việt nhất mà đỉnh cao của quá trình đó chính là con người.
Nếu áp dụng quy luật này vào nền kinh tế thì việc cạnh tranh/thậm chí là đấu tranh với nhau chính là động lực phát triển và quy luật thị trường, sự chọn lựa của chính nhu cầu thị trường giúp sàng lọc lại những sản phẩm/dịch vụ tốt nhất.
Thế nhưng nhà nước và chính quyền VN lại “tiến hành một phép lai khác loài” để đưa ra một mô hình “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” một khái niệm xa lạ thậm chí lố bịch trong con mắt các nhà chuyên môn trên thế giới.
Sự đấu tranh luôn luôn diễn ra thậm chí trong từng mặt của vấn đề hay trong bản thân một cá nhân.
Thế nhưng Marx lại cho rằng, khi tiến tới Chủ nghĩa cộng sản thì mọi mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp bị thủ tiêu.
-  Về quan niệm vật chất quyết định ý thức Marx viết “Vật chất quy định ý thức”. Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật quan hệ giữa vật chất và ý thức được viết như sau “vật chất có trước, ý thức có sau” tuy nhiên nó không phải là quan điểm một chiều, nó khác hoàn toàn với quan điểm “chỉ có vật chất mới quy định ý thức”.
Sau đó chính Lê Nin đã bổ sung cho tiền đề này khi ông tuyên bố:
“Vật chất có thuộc tính quy định ý thức. Ý thức có thuộc tính quy định vật chất”. Theo tôi, đây là câu hoàn chỉnh. Đơn giản chúng ta hãy tưởng tượng công việc của một nhà thiết kế, hay một họa sỹ vẽ tranh trìu tượng, tác phẩm của họ có được, là những bức tranh (vật chất) hoàn tòan được xây dựng từ ý tưởng (ý thức). Tuy nhiên khi vận dụng quan điểm này vào Việt Nam, những học trò của Marx có dòng máu Lạc Rồng này chỉ nói đến quan điểm khởi đầu của Marx là “chỉ có vật chất quyết định ý thức” để thể hiện quan điểm duy vật triệt để.
Còn rất nhiều điều về những sai lầm cũng như những vận vận dụng thiếu khoa học trong học thuyết của Marx, tuy nhiên nó lại là những khía cạnh hơi sâu về kinh tế, quản lý vĩ mô, về chính sách công mà những người ngoại đạo hơi khó hình dung nên tôi không tiện bàn.
Chỉ xin nhắc tác giả Trọng Đức nhớ rằng, phản biện hoàn toàn khác với ngụy biện. Việc non nớt trong lý luận và dẫn chứng mà tác giả đưa ra nó không những không thuyết phục người nghe mà nó còn làm cho người ta khinh ghét xem thường khi tác giả cố tình đưa ra những điều sai trái và mâu thuẫn cũng như bày biện khả năng suy diễn lệch lạc.
Hãy nằm lòng trong đầu “mọi học thuyết, lý thuyết chỉ để nghiên cứu còn việc chứng minh nó là phần việc của thực tiễn. Tính đúng đắn của học thuyết Marx, của mô hình xã hội chủ nghĩa, của việc một đảng độc tài lãnh đạo nó được chứng minh qua lịch sử phát triển của nhân loại bằng sự sụp đổ có hệ thống của CNXH ngay từ cái nôi nó ra đời và hiện trạng nền kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam hiện nay”. Đó là minh chứng hùng hồn nhất, mạnh mẽ nhất, thuyết phục nhất, chứ không phải là mấy bài báo định hướng như của ông/ bà đâu.
Có lẽ đã đến lúc những cơ quan về văn hóa, tư tưởng, chính trị nhằm định hướng dư luận cũng nên thay đổi não trạng về khả năng nhận thức và phải biện của độc giả là giới bình dân trong thời điểm này.
T.N.
—-

Friday, August 16, 2013

Aranjuez, ghi ta hoà quyện khúc đàn thôi miên

Tuấn Thảo
Trong số các bài hợp tấu dành riêng cho ghi ta cổ điển, bản Concierto de Aranjuez là tác phẩm cực kỳ nổi tiếng. Với hơn 1000 phiên bản ghi âm, kể cả những phiên bản có đặt lời hay không, khúc đàn Aranjuez trong hậu bán thế kỷ XX, giúp cho Tây ban cầm cổ điển trở nên vô cùng phổ biến. 
Trong số các bài hợp tấu dành riêng cho ghi ta cổ điển, bản Concierto de Aranjuez là tác phẩm cực kỳ nổi tiếng. Với hơn một ngàn phiên bản ghi âm, kể cả những phiên bản có đặt lời hay không, khúc đàn Aranjuez trong hậu bán thế kỷ XX, giúp cho Tây ban cầm cổ điển trở nên vô cùng phổ biến.
Tác phẩm Concierto de Aranjuez ra đời vào năm 1939 dưới ngòi bút của tác giả Joaquín Rodrigo (1901-1999). Ông sinh tại thị trấn Sagunto, cách thành phố Valencia khoảng 30 cây số, nằm ở phía đông Tây Ban Nha. Năm lên ba, ông mắc bệnh bạch hầu, gia đình không sớm phát hiện, nên ông bị mù đôi mắt. Năm lên tám, ông bắt đầu học đàn dương cầm và vĩ cầm, đến năm 16 tuổi ông học thêm lớp hòa âm và sáng tác (với thầy Francisco Antich).

Tốt nghiệp nhạc viện thành phố Valencia, ông bắt đầu cho ra đời những sáng tác đầu tay. Nhờ đoạt giải nhất nhân các cuộc thi, ông được sang Pháp du học trong vòng 5 năm tại Trường Cao đẳng Âm nhạc Paris, nối bước các bậc tiền bối là Isaac Albéniz, Manuel de Falla và Enrique Granados (người đã gợi hứng cho bà Consuelo Velazquez sáng tác bài Besame Mucho). Bốn gương mặt này sau đó được liệt vào hàng Tứ Quý nhờ công lao làm giàu dòng nhạc cổ điển Tây Ban Nha.
Tác giả Joaquín Rodrigo chấp bút sáng tác bản hợp tấu Concierto de Aranjuez năm ông 38 tuổi. Tác phẩm gồm ba phần, trong đó phần thứ hai viết theo thể điệu Adagio, chầm chậm trầm buồn, trở nên rất quen thuộc do được phối đi phối lại cả ngàn lần trong vòng nửa thế kỷ.
Aranjuez là tên của cung điện hoàng gia Tây Ban Nha, nằm cách thủ đô Madrid 50 cây số về phía nam. Khi nghe vợ mình kể lại khung cảnh nên thơ hữu tình của khu vườn thượng uyển bao bọc cung điện, tác giả chợt có ngẫu hứng sáng tác, để rồi lấy tên Aranjuez đặt cho tác phẩm.

Bản hợp tấu trở nên nổi tiếng ngay từ lần biểu diễn đầu tiên vào năm 1940 tại nhà hát lớn thành phố Barcelona. Giai điệu tha thiết lại càng u buồn da diết trong thời kỳ nội chiến Tây Ban Nha. Nhiều nhà phê bình cho là khúc đàn Adagio trong bản hợp tấu Aranjuez nói về cuộc đảo chính năm 1937 qua trận oanh tạc san bằng thành phố Guernica, mà danh họa Picasso đã thể hiện tài tình trong bức tranh cùng tên triển lãm tại Paris.
Về sau này, trong quyển tiểu sử viết về ông Rodrigo Joaquín, vợ của tác giả là nghệ sĩ dương cầm Victoria Kamhi kể lại rằng : chồng bà đã viết khúc adagio trong tâm trạng chán nản tuyệt vọng, nhưng đó là một nỗi buồn gia đình do mất mát riêng tư.
Vào thời ấy, hai vợ chồng chờ đón đứa con đầu lòng. Tác giả đã gần 40 tuổi, khó khăn lắm mới lập được gia đình. Nhưng niềm vui làm cha sẽ không tới vì đứa bé sinh non, chết từ khi mới lọt lòng. Nhiều năm sau đó, hai vợ chồng mới có được một đứa con gái.

Khúc đàn Aranjuez thành công trong hơn hai thập niên liền, được chuyển thể phóng tác nhiều lần, nổi tiếng nhất là phiên bản của tay kèn Miles Davis, nhưng mỗi lần ghi âm, các nghệ sĩ phải thu trọn vẹn chứ không được quyền rút ngắn.
Mãi đến năm 1966, lời hát đầu tiên mới được tác giả Guy Bontempelli đặt cho khúc nhạc này theo yêu cầu của ca sĩ người Pháp Richard Anthony. Dựa vào phiên bản tiếng Pháp Aranjuez mon amour, tác giả Alfredo Garcia Segura đặt thêm lời tiếng Tây Ban Nha thành ca khúc En Aranjuez con tu Amor.
Trong quyển hồi ký của mình, nam ca sĩ Richard Anthony kể lại lần gặp gỡ tác giả Rodrigo tại nhà riêng của ông ở thủ đô Madrid. Trong nguyên tác, khúc đàn Adagio của Aranjuez dài đến 9 phút, nên khi chuyển thành ca khúc, bài hát buộc phải tỉnh lược gần đi một nửa.

Ca sĩ người Pháp Richard Anthony nghĩ rằng tác giả Rodrigo sẽ khó mà bằng lòng để cho người khác chỉnh sửa tác phẩm của ông. Nhưng lạ thay, khi nghe thử bài hát, tác giả rất bồi hồi xúc động. Ông nói rằng cách phân đoạn giai điệu nghe rất lạ tai, nhưng lời bài hát tiếng Pháp làm cho ông chạnh lòng xao xuyến, nhớ lại bao kỷ niệm thời thanh niên.
Thời mà ông sang Paris du học với thầy là nhạc sư Paul Dukas tại Trường Cao đẳng Âm nhạc. Hai người rất quý mến nhau nên sau khi ông Paul Dukas qua đời vào năm 1935, tác giả Rodrigo đã viết bản Sonata de Adíos (Khúc đàn từ biệt) để kính tặng cho người thầy quá cố. Phiên bản ghi âm có lời ca ra đời vào năm 1967, một khi tác giả đã đồng ý nhận lời.
Bài hát Aranjuez mon amour trở thành một trong những bản nhạc ăn khách nhất trong sự nghiệp của Richard Anthony, với hơn 5 triệu đĩa đơn phát hành trong cùng một năm. Cánh chim bồ câu miền Hy Lạp Nana Mouskouri và nữ hoàng fado của Bồ Đào Nha đều có ghi âm ca khúc này trong tiếng Pháp.

Từ cuối những năm 1960 trở đi, bản Aranjuez sẽ liên tục được phóng tác chuyển dịch sang nhiều thứ tiếng, và trong mỗi ngôn ngữ bài này có ít nhất là hai lời. Trong tiếng Anh, có bản Follow Me do hai tác giả Hal Shaper và Herbert Kretzmer đặt lời. Nhưng nổi tiếng hơn nữa nhất là phiên bản I Recall Spain, của hai tác giả Artie Maren và Al Jarreau, dựa theo phóng tác nhạc jazz của Chick Corea.
Phiên bản tiếng Ý cũng có nhiều lời khác nhau : bài Trenodia của Giorgio Calabrese và bài Aranjuez, la Tua Voce của tác giả Paolo Dossena, do Dalida ghi âm và bản Lacrime của Pietro Galassi phối theo nhạc pop. Đến năm 1988, bà Victoria Kamhi, vợ của tác giả Joaquín Rodrigo, soạn thêm lời mới thành ca khúc Aranjuez, Ma Pensée (Aranjuez trong tâm trí).
Ngoài hai giọng ca tenor lừng danh thế giới là José Carreras và Placido Domingo, hầu hết các giọng ca xuất thân từ dòng nhạc pop cổ điển như Bocelli, Sarah Brightman hay các nhóm Il Divo, Amici đều có ghi âm lại bản Aranjuez, nhưng phiên bản làm cho tác giả Joaquín Rodrigo hài lòng vừa ý nhất lúc sinh tiền là bản hợp tấu của Paco de Lucia, tay đàn ghi ta flamenco nổi tiếng nhất của Tây Ban Nha.

Có một điều rất lạ là tác giả Joaquín Rodrigo đã viết một bản hợp tấu ghi ta rất đẹp rất hay, diễn đạt được tinh hoa của Tây ban cầm cho dù đây không phải là nhạc cụ sở trường của ông. Sinh thời, tác giả này sáng tác bằng đàn piano chứ ông không biết chơi đàn ghi ta.
Nhưng nhờ cái lỗ tai thần kỳ của một người khiếm thị, nhờ sức tưởng tượng dồi dào trong tâm trí, mà ông Joaquín Rodrigo lại mô tả được, dù chưa bao giờ nhìn thấy, một khu vườn xinh đẹp, diệu kỳ.
Tại Aranjuez, vườn hoa thượng uyển ngạt ngào hương mộc lan, dạt dào sắc thủy tiên, tiếng rì rào của gió thổi ngoài hiên, tiếng róc rách trong bồn nước chảy triền miên. Trong tâm trí của người viết nhạc, những âm thanh thiên nhiên một khi được hòa quyện, thành tiếng đàn gọi hồn, thành khúc nhạc thôi miên.
 

Friday, August 2, 2013

Mỗi bức tranh nổi tiếng đều mang một mật mã?

(Dân trí) - Trong đôi mắt nàng Mona Lisa có những đoạn mật mã của Da Vinci, trong bức “Bữa tối cuối cùng” dường như xuất hiện một người phụ nữ bồng con đứng cạnh Chúa…

Mật mã ẩn giấu trong đôi mắt nàng Mona Lisa
Mỗi bức tranh nổi tiếng đều mang một mật mã?
Tranh luận thường tập trung vào nụ cười bí ẩn của nàng. Tuy vậy, khi các nhà sử học ở Ý quan sát bức tranh dưới kính hiển vi, họ đã phát hiện ra rằng bằng cách phóng to đôi mắt của nàng Mona Lisa, người ta còn có thể nhìn thấy những con số và chữ cái nhỏ xíu.
Các chuyên gia nói rằng đây có thể là “mật mã Da Vinci”. Ở mắt phải, người ta đọc được hai chữ LV, có lẽ là chữ viết tắt tên ông - Leonardo Da Vinci. Mắt trái có những biểu tượng không thể giải nghĩa và hai chữ cãi CE hoặc có thể là CB.
Ở vòm cầu nằm phía hậu cảnh có chữ số 72 hoặc cũng có thể là L2. Ngoài ra còn có con số 149 và chữ số thứ 4 bị tác giả xóa mất, nằm phía sau bức tranh. Điều này cho biết Da Vinci đã vẽ bức tranh này khi ở Milan hồi thập niên 1490.
Bức “Bữa tối cuối cùng”: Câu đố về toán học, thiên văn và nhạc lý
Mỗi bức tranh nổi tiếng đều mang một mật mã?
Slavisa Pesci, một kỹ thuật viên chuyên về xử lý thông tin từng tạo ra một hiệu ứng hình ảnh thú vị bằng cách ghép bức tranh ngược lên bức tranh gốc và để hình ảnh hai bức tranh hòa vào nhau.
Kết quả tạo ra là hai môn đồ của Chúa ngồi ở hai đầu bàn bỗng hóa thành hai kỵ sĩ, ngoài ra còn có bóng một người phụ nữ đang bế một đứa trẻ xuất hiện ở phía bên trái Chúa Jesus.
Giovanni Maria Pala, một nhạc công người Ý từng chỉ ra rằng vị trí của các bàn tay và những ổ bánh mì còn có thể dịch ra thành những nốt nhạc trên một khuông nhạc. Nếu đọc từ phải sang trái (giống như cách viết đặc biệt của Leonardo lúc sinh thời), đoạn nhạc đó hoàn toàn là một giai điệu được soạn có chủ ý.
Xung quanh bức tranh này, nhiều nhà nghiên cứu toán học và thiên văn cũng đưa ra những ý kiến bình luận gây sửng sốt. Nhiều người còn “dịch” được ra thông điệp về ngày tận thế, về kiếp luân hồi…
Bức “Tạo ra Adam”: Chuyên môn về giải phẫu học của Michelangelo
Mỗi bức tranh nổi tiếng đều mang một mật mã?
Michelangelo là họa sĩ, nhà điêu khắc vĩ đại của thời kỳ Phục hưng nhưng còn một chuyên môn mà nhiều người chưa biết ở Michelangelo, đó chính là nghiên cứu giải phẫu cơ thể người. Kể từ năm 17 tuổi, Michelangelo đã có niềm say mê khảo sát tỉ mỉ những thi hài bị bỏ lại trong nghĩa trang nhà thờ để chờ chôn cất.
Nhiều chuyên gia khẳng định rằng trong bức tranh nổi tiếng này, Michelangelo đã sử dụng tới những kiến thức về giải phẫu học khi những khối kết cấu phức tạp trong bộ não người được phản ánh đầy đủ bằng những chi tiết có biến tấu ít nhiều trong bức tranh. Ngay cả dải khăn xanh được vẽ ra cũng hoàn toàn có mục đích.
Bức “Đức Mẹ và Thánh Giovannino”: Xuất hiện vật thể bay không xác định
Mỗi bức tranh nổi tiếng đều mang một mật mã?
Tác phẩm này không chỉ gây chú ý bởi phần cơ bụng săn chắc của Chúa Jesus khi còn là một đứa bé, danh họa Domenico Ghirlandaio còn khắc họa một đốm nhỏ kỳ lạ bay lượn trên bầu trời.
Trên vai trái Đức Mẹ Mary, chúng ta có thể nhìn thấy một vật thể mà ngày nay chúng ta có thể gọi ngay ra rằng đó là một chiếc đĩa bay. Vật thể này khi được xem xét dưới kính hiển vi có thể thấy họa sĩ đã khắc họa rất chi tiết.
Phía bên phải bức tranh còn có một người đàn ông đang đặt cánh tay trái lên trán cho bớt lóa và nhìn rõ hơn vật thể kỳ lạ này. Đây tuyệt đối không thể là mặt trời bởi góc trên bên trái của bức tranh, tác giả đã vẽ mặt trời rồi.
Bức “Nhà tiên tri Zechariah”: Michelangelo không sợ cả Giáo hoàng
Mỗi bức tranh nổi tiếng đều mang một mật mã?
Mối bất hòa giữa Giáo hoàng Julius II và Michelangelo đã được lưu lại muôn đời bằng tác phẩm hội họa này. Các nhà sử học nói rằng Michelangelo đã khắc họa Giáo hoàng trong hình hài nhà tiên tri người Do Thái Zechariah. Một trong hai thiên thần đứng đằng sau Zechariah đã có một hành động rất… tục tĩu.
Bàn tay đứa trẻ ra dấu mà đương thời người ta chỉ dùng khi… chửi nhau. Ngón cái đặt vào giữa ngón trỏ và ngón giữa đã lột tả tất cả nỗi bực dọc của Michelangelo đối với Giáo hoàng Julius II.
Bức “David và Goliath”: Những chữ cái của người Do Thái
Mỗi bức tranh nổi tiếng đều mang một mật mã?
Nghiên cứu cách sắp xếp tư thế của các nhân vật được khắc họa trên trần nhà nguyện Sistine ở Vatican, người ta nhận ra rằng Michelangelo đã tạo dáng cho các nhân vật lấy ý tưởng từ các chữ cái của người Do Thái. Ví dụ, bức “David và Goliath” này tạo thành chữ “gimel”, biểu tượng cho sức mạnh.
Bức “Tục ngữ Hà Lan”: 112 câu tục ngữ được minh họa trong một bức tranh
Mỗi bức tranh nổi tiếng đều mang một mật mã?
Bức “Tục ngữ Hà Lan” được thực hiện năm 1559 bởi họa sĩ Pieter Bruegel. Trong đó, một vùng đất đông dân cư với những hoạt động tưởng như rất đời thường, tự nhiên lại trở thành cuốn từ điển cô đọng bằng hình ảnh những tục ngữ Hà Lan.
Các nhà nghiên cứu đã đếm được 112 câu tục ngữ được thể hiện trong bức tranh này. Một số câu vẫn còn được sử dụng cho tới hôm nay, ví dụ “bơi ngược dòng”, “cá lớn nuốt cá bé”, “đập đầu vào tường”, “vũ trang tới tận răng”…
 
Pi Uy
Theo Oddee