Thursday, August 14, 2014

Sự thật mất lòng...ai?


Hồi âm..
 
Hôm trước chúng ta thấy bài viết của một du Học-Sinh Nhật tại VN...
Hôm nay có bài Hồi-Âm nầy khá hay....
mời quí vị đọc để thấy...
đắng cay thế nào ?!
 
  Lá thư quá hay !!!

 
Bạn thân mến,
 Lâu lắm rồi giới trẻ chúng tôi mới nhận được một bài viết nói lên sự thật ở đất nước tôi, dù sự thật ấy làm chúng tôi hết sức đau buồn.
 Xin cám ơn bạn. Ở đất nước tôi có câu 
“sự thật mất lòng” nhưng cũng có câu “thương cho roi cho vọt”“thuốc đắng dả tật”.
 Bức thư của bạn đã làm thức dậy trong tôi niềm tự ái dân tộc lâu nay được ru ngủ bởi những bài học giáo điều từ nhà trường như “Chúng ta tự hào là một nước nhỏ đã đánh thắng hai cường quốc Pháp và Mỹ”.

 
Bạn đã nói đúng: “Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt, khó lắm. Thật vậy sao?”
 Bạn biết đặt câu hỏi như thế là bạn đã có câu trả lời rồi. Những gì tôi viết sau đây chỉ là những lời tâm tình của một người trẻ 
thiếu niềm tin, với một người bạn đến từ một đất nước vững tin vào dân tộc mình, vào chính bản thân mình.
 
Bạn nói đúng. So với nước Nhật, nước Việt chúng tôi đẹp lắm. Đối với tôi không có tấm bản đồ của nước nào đẹp như tấm bản đồ của nước tôi. Tấm bản đồ ấy thon thả đánh một đường cong tuyệt đẹp bên bờ Thái Bình Dương ấm áp. Trên đất nước tôi không thiếu một thứ gì cho sự trù phú của một dân tộc. Nhưng chúng tôi thiếu một thứ.
 Đó là Tự DoDân Chủ.

 Lịch sử của chúng tôi là lịch sử của một 
dân tộc buồn.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Người đã từng nhận được đỉa vàng tại đất nước Nhật của các bạn năm 1970 (bán được trên 2 triệu bản) với bài hát “Ngủ Đi Con” đã từng khóc cho đất nước mình như sau:

 “Một ngàn năm nô lệ giạc Tàu
 Một trăm năm nô lệ giạc Tây
 Hai mươi Năm nội chiến từng gày
 Gia tài của mẹ để lại cho con
 Gia tài của mẹ là nước Việt buồn”.

 Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong “hai mươi Năm nội chiến từng ngày” ông sống tại miền nam Việt Nam nên nỗi đau của ông còn nh hơn nỗi đau của người miền Bắc chúng tôi. Ông còn có 
hạnh phúc được tự do sáng táctự do gào khóc cho một đất nước bị chiến tranh xâu xé, được “đi trên đồi hoang hát trên những xác người” được mô tả người mẹ điên vì đứa con “chết hai lần thịt xương nát tan”.
 Nếu ông sống ở miền Bắc ông đã bị cấm sáng tác những bài hát như thế hoặc nếu âm thầm sáng tác ông sẽ viết như sau:

 “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
 Một trăm năm nô lệ giặc Tây
 Bảy mươi năm Cộng Sản đọa đày
 Gia tài của mẹ, để lại cho con
 Gia tài của mẹ là nước Việt Buồn

 Bị đô hộ bởi một nước Tàu tự coi mình là bá chủ ở phương Bắc, bị một trăm năm Pháp thuộc. Một ít thời gian không bị ngoại bang đô hộ chúng tôi không có minh quân như Minh Trị Thiên Hoàng ở nước bạn. Huống gì thay vào đó chúng tôi bị cái xui là một trong những nước hiếm họi bị thống trị bởi một chế độ bị coi là quái vật của thế kỷ.

 
Tại sao người Việt tham vặt.
 Vì họ đã từng đói kinh khủng.Trong cuộc chiến tranh gọi là chống Mỹ chống Pháp người dân miền Bắc chúng tôi đã 
đói đến độ mất cả tình ngườiVì một ký đường, một cái lốp xe đạp, vài lạng thịt người ta tố cáo nhau, chơi xấu nhau dù trước đó họ là người trí thức.
 Cho nên ăn cắp là chuyện bình thường.
 Tôi cũng xin nhắc cho bạn, năm 1945 hàng triệu người Việt miền Bắc đã chết đói vì một lý do có liên quan đến người Nhật các bạn đấy. Xin bạn tìm hiểu phần này trong lịch sử quân Phiệt Nhật ở Việt Nam.
 Tất nhiên người Việt vẫn nhớ câu “nghèo cho sạch, rách cho thơm” nhưng “thượng bất chính , hạ tắc loạn”.
 Khi chấm dứt chiến tranh. Người Việt biết họ phải tự cứu đói mình chứ không ai khác. Kẻ có quyền hành tranh dành nhau rừng vàng biển bac, kẻ nghèo xúm lại hôi của những xe chở hàng bị lật nhào .
 Thật là nhục nhã, thật là đau lòng.

 Bạn bảo rằng ở nước bạn người dân giữ gìn vệ sinh công cộng rất tốt. Còn ở Việt Nam cái gì dơ bẩn đem đổ ra đường.
 Đúng vậy. Nhưng Tự Do, Dân Chủ đã ăn vào máu của các bạn để các bạn ý thức rõ đây là đất nước của mình.
 Còn chúng tôi? Chúng tôi chưa thấy nước Việt thực sự là của mình.
 Ngày trước Nước Việt là của Vua, Có khi nước Việt thuộc Tàu, rồi nước Việt thuộc Pháp, rồi nước Việt là của Đảng Cộng Sản.
 Rung của cha ông để li đã từng trở thành 
của của hợp tác xãrồi ruộng là của nhà nước chỉ cho dân mượn trong một thời gian nhất định. Đất là của nhà nước nếu bị quy hoạch người dân phải lìa bỏ ngôi nhà bao năm yêu dấu của mình để ra đi.
 Cái gì không phải là của mình thì người dân không cảm thấy cần phải gìn giử.
 Nhưng sự mất mát đau lòng nhất trên đất nước chúng tôi là mất văn hóa và không còn nhuệ khí.
 Biết làm sao được khi chúng tôi 
được dạy để trở thành công cụ chứ không được dạy để làm người.
 Tiếc thay bản chất thông minh còn sót lại đã cho chúng tôi nhận ra chúng tôi đang bị dối gạt. Nhất là trong những giờ học về 
lịch sửvăn chương.
 Lớp trẻ chúng tôi đã mất niềm tin và tìm vui trong những trò rẻ tiền trên TV trên đường phố.
 Nhớ năm nào nước của bạn cất công đem hoa anh đào qua Hà Nội cho người Hà Nội chúng tôi thưởng ngoạn. Và thanh niên Hà Nội đã nhào vô chụp giựt, bẻ nát cả hoa lẩn cành, chà đạp lên chính một nơi gọi là “ngàn năm Thăng Long văn hiến”.
 Nhục thật bạn ạ. Nhưng lớp trẻ chúng tôi 
hầu như đang lạc lốithiếu người dẫn đường thật sự chân thành thương yêu chúng tôi, thương yêu đất nước ngàn năm tang thương, đau khổ.
 Thật buồn khi hàng ngày đọc trên báo bạn thấy giới trẻ nước tôi hầu như chỉ biết chạy theo một tương lai hạnh phúc dựa trên sắc đẹp và hàng hiệu. Họ không biết rằng nước Hàn có những hot girls, hot boys mà họ say mê còn là một quốc gia cực kỳ kỷ luật trong học hành, lao động.
 
Bạn nói đúng. Ngay cả bố mẹ chúng tôi thay vì nói với chúng tôi “con hãy chọn nghề nào làm cuộc sống con hạnh phúc nhất” thì họ chỉ muốn chúng tôi làm những công việc, ngồi vào những cái ghế có thể thu lợi tối đa dù là bất chính.
 Chính cha mẹ đã chi tiền để con mình được làm tiếp viên hàng không, nhân viên hải quan, công an giao thông… với hy vọng tiền thu được dù bất minh sẽ nhiều hơn bội phần.
 Một số người trẻ đã quên rằng bên cạnh các ca sĩ cập với đại gia có nhà trăm tỉ, đi xe mười tỉ còn có bà mẹ cột hai con cùng nhảy sông tự tử vì nghèo đói. Mới đây mẹ 44 tuổi và con 24 tuổi cùng nhảy cầu tự tử vì không có tiền đóng viện phí cho con. Và ngày càng có nhiều bà mê tự sát vì cùng quẩn sau khi đất nước thái bình gần 40 năm.
 Bạn ơi. 
Một ngày nào chúng tôi thực sự có tự do, dân chủ chúng ta sẽ sòng phẳng nói chuyện cùng nhau. Còn bây giờ thì :

 “trải qua một cuộc bể dâu
 Những đều trông thấy mà đau đớn lòng”.

 Dù sao cũng biết ơn bạn đã dám nói ra những sự thật dù có mất lòng.
 Và chính bạn đã giúp tôi mạnh dạn nói ra những sự thật mà lâu nay tôi không biết tỏ cùng ai.
 Thân ái.
 Tiểu My

Nước Mỹ “quên” khóa cửa và thấy khóa bị phá ở Nội Bài.
Published on August 11, 2013   ·   5 Comments

Những ngôi nhà ở Mỹ thường “quên” khóa cửa nhưng không thấy kẻ cắp, kẻ trộm lọt vào. Việt Nam thì khóa đủ các loại khóa vẫn bị bẻ khóa, cắt khóa. Khóa cửa nếu xét về mặt cơ học thì chỉ là hành động diễn ra trong mấy phút. Nhưng để đi đến việc không cần khóa cửa thì có lẽ người Việt Nam cũng phải mất 100 năm nữa mới có thể làm được.

Những người Mỹ không khóa cửa nhà bao giờ !
Đấy là câu nói như thốt lên của những người đã đến Mỹ. Chuyện người Mỹ không khóa cửa là chuyện xưa lắm rồi. Nhưng tôi vẫn muốn nói lại. Bởi câu chuyện người Mỹ không khóa cửa chứa đựng bao điều suy ngẫm khi tôi phải chứng kiến những gì ngược lại ở Việt Nam.
Ngày đầu tiên đến Mỹ, chúng tôi ở tạm trong ngôi nhà của một gia đình Mỹ đang đi nghỉ cuối tuần. Một người bạn của tôi lần đâu đến Mỹ đã không thể hiểu vì sao một ngôi nhà đẹp như thế, nhiều đồ đạc như thế mà không khóa cửa. Tôi đã giải thích nhưng người bạn ấy vẫn băn khoăn mãi đến gần hết chuyến đi. Trong cái đêm đầu tiên ấy, khi người bạn đi ngủ bèn mang theo cả chiếc túi sách đựng hộ chiếu và một ít tiền lên giường vì sợ đang đêm kẻ trộm mò vào nhà ăn cắp. Tôi hiểu tâm trạng ấy. Nỗi ám ảnh về những chuyện mất mát ở khách sạn hay trong chính nhà mình đã theo đuổi bạn tôi không rời.

Trong những ngày cuối cùng ở Mỹ, một người bạn nhờ con trai tôi mua giúp một cái ipad2 qua mạng. Một chiều đi chơi về, tôi thấy chiếc ipad2 được đóng gói cẩn thận để trên bậc cầu thang trước cửa nhà sát ngay vỉa hè khu phố. Cho dù đã bắt đầu hiểu một phần nào đó nước Mỹ nhưng bạn tôi vẫn rất bị “sốc”. Chiếc Ipad2 được đóng gói để một nơi rất dễ nhìn thấy và chỉ cách lối đi bộ một hai bước chân mà thôi. Đấy là một khu phố vắng vẻ gần như nhà nào biết nhà ấy. Nếu ai đó muốn lấy cái ipad2 kia thì chẳng khó khăn gì, chỉ cần bước ba bước và nhặt lên. Tất cả quá dễ dàng và an toàn. Nhưng không ai lấy chiếc ipad2 đó. Không ai lấy bất kỳ những gì mà những người vận chuyển hàng hóa để trước cửa nhà của khách hàng. Người già đi qua không lấy. Người trẻ đi qua không lấy. Những người làm công việc vệ sinh môi trường đi qua cũng không lấy. Và có lẽ những người vô gia cư đi qua cũng không lấy.
Lối sống ấy không phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh sống nghèo khó hay thiếu thốn…Đó là lối sống của văn hóa, luật pháp và lòng tự trọng. Đương nhiên không phải tất cả những người Mỹ sống như vậy. Nhưng cách sống ấy là cách sống của đại đa số người Mỹ.
Xin đừng nghĩ là nước Mỹ giàu có nên chẳng ai muốn ăn cắp. Người Mỹ là người tiêu tiền một cách kỹ lưỡng và có kế hoạch nhất. Thực tế, người Mỹ vào siêu thị sẽ đứng khá lâu trước một mặt hàng giá 2 đô 99 xu và một mặt hàng giá 3 đô 10 xu. Khi đi ăn với bạn, họ trả không thừa một xu với số tiền họ phải trả. Mà khi đó, một cái ipad2 giá ở Mỹ khoảng 1.200 đô la.
Chúng ta từng đọc trên báo Việt Nam viết về những làn sóng khổng lồ người Mỹ ùa đến các siêu thị trong những ngày giảm giá và tai nạn chết người đã xẩy ra khi những khách hàng chen nhau vào siêu thị để mua hàng giảm giá. Một đô la có giá trị rất nhỏ với mức lương tháng trung bình của người Mỹ là hàng ngàn đô la. Nhưng tôi đã quan sát trong nhiều năm khi ở Mỹ cách tiêu một đô la của người Mỹ. Nhiều lúc, tôi có cảm giác họ đang tiêu những đồng một đô la như tiêu những đồng tiền cuối cùng của đời họ. Nói vậy để thấy họ quý từng đồng đô la như thế nào.
Ông cha ta có câu ” đói cho sạch, rách cho thơm”. Những tưởng đó là lối sống của người Việt Nam ngày nay. Nhưng câu nói của ông cha chúng ta đang bị vấy bẩn và làm lu mờ. Trong chuyến đi này, khi quá cảnh ở sân bay Narita, Tokyo, tôi đã phải mở cái thùng giấy của mình cho an ninh cửa khẩu Nhật khi họ soi thấy có một số bật lửa ga trong đó.  Sau khi kiểm tra xong, họ đã tự tay dán băng dinh chiếc thùng giấy của tôi một cách cẩn thận như chính họ đang dán chiếc thùng của họ vậy.

Thành phố Boston – Mỹ

Thế nhưng, khi về đến Hà Nội, chiếc thùng giấy của tôi đã bị rạch và một số thứ trong thùng giấy đã biến mất. Cái vali có khóa ngầm cũng bị đập vỡ. Chiếc khóa kiểu như vậy không thể bị vỡ một cách vô tình như thế. Tôi không có chứng cứ để nói rằng những ai đó ở sân bay Nội Bài đã rạch thùng, đập khóa vali và ăn cắp đồ của tôi. Nhưng tôi tin thùng hàng của tôi đã bị rạch và khóa vali của tôi bị đập ở đó. Tôi không bao giờ tin những nhân viên làm việc ở sân bay Narita, Tokyo đã làm cái việc xấu xa đó.
Bởi ngay ở sân bay Narita, tôi đã chứng kiến nhân cách của người Nhật ngay trong chính thời gian mà người Nhật vừa trải qua đại thảm họa sóng thần. Tôi đã viết câu chuyện về nhân cách Nhật thông qua một người hầu bàn ở câu chuyện trước. Những thứ tôi mất tính ra không phải là một món tiền lớn. Nhưng hành động ăn cắp đã làm tôi nổi giận nhiều ngày. Mà không chỉ là tôi, không ít hàng khách Việt Nam và báo chí đã lên tiếng về những điều xấu xa tương tự mà họ là nạn nhân.
Đời sống của con người Việt Nam đã khác trước rất nhiều so với 10 năm trước và quá nhiều so với những năm tháng ngèo đói trước kia. Nhưng những hành động tham nhũng, tham ô, ăn cắp, lừa dối… của người Việt Nam hình như mỗi ngày một gia tăng. Mấy ngày trước, chúng tôi đi du lịch ở Nha Trang. Người hướng dẫn viên mỗi khi lên xe lại nhắc chúng tôi hãy cảnh giác cao độ nếu không muốn bị móc túi, nếu không muốn mua phải hàng giả. Anh cảnh báo chúng tôi rằng ngay cả mặt hàng yến sào đắt như vàng cũng dễ dàng bị làm giả.
Đời sống kinh tế của đất nước được cải thiện rất nhiều và với một tốc độ khá nhanh. Nhưng lòng tự trọng và lối sống văn hóa thì những người có quan tâm đều nhận thấy nó bị đánh mất đi nhanh hơn và lan truyền rộng hơn sự phát triển kinh tế nhiều lần. Nếu cứ đà này thì chỉ mươi năm nữa, những người yếu bóng vía ra đường sẽ chỉ thấy nhan nhản những kẻ ăn cắp và bọn lừa đảo.
Tại sao những năm tháng chiến tranh đầy thiếu thốn và hy sinh con người Việt Nam lại sống với lòng tự trọng cao như vậy mà bây giờ giàu có hơn thì lòng tự trọng ấy lại bị hoen ố quá nhiều ? Tôi biết rằng câu hỏi của tôi quá ngây thơ nhưng tôi cứ phải hỏi. Mà đúng hơn đó không phải là một câu hỏi mà là một tiếng kêu đau đớn và lo sợ. Và những điều làm cho chúng ta đau đớn và lo sợ sinh ra từ nền giáo dục của chúng ta. Nền giáo dục ở đây xin đừng hiểu chỉ là nhà trường mà là cách quản lý và điều hành xã hội. Không có sự thật nào ngoài sự thật này.

Lần đầu tiên đến Mỹ cách đây 19 năm, tôi thực sự ngạc nhiên vì những ngôi nhà ở Mỹ không đóng khóa cửa. Trong mỗi ngôi nhà của họ có biết bao thứ đắt tiền. Nhưng không mấy ai lọt vào nhà người khác để lấy cắp. Có nhiều lý do. Nhưng lý do cơ bản nhất là ý thức làm người của họ cùng với sự trợ giúp cho ý thức sống ấy là luật pháp và cách quản lý xã hội. Còn ở đất nước chúng ta, nhiều ngôi nhà khóa ba tầng bảy lớp vần bị phá tan tành.
Khóa cửa nếu xét về mặt cơ học thì chỉ là hành động diễn ra trong mấy phút. Nhưng để đi đến việc không cần khóa cửa thì có lẽ người Việt Nam có ý thức về việc đó cũng phải mất 100 năm nữa mới có thể làm được. Khi tôi nói vậy, nhiều người thấy mệt mỏi rã rời vì nghĩ đến chặng đường dài đến tận…100 năm. Nhưng cho dù có phải đi đến 1000 năm thì chúng ta cũng phải đi chứ không còn cách nào khác.

Theo Tuanvietnam


image

Những ngôi nhà ở Mỹ thường “quên” khóa cửa nhưng không thấy kẻ cắp, kẻ trộm lọt vào. Việt Nam thì khóa đủ các loại khóa vẫn bị bẻ khóa, cắt khóa. Kh...

Wednesday, August 13, 2014

sinh viên đại học FPT đến từ ổ dịch Ebola

Việc hai sinh viên Nigieria của Trường ĐH FPT vừa trở lại Việt Nam để học đã gây ra sự băn khoăn cho một số học sinh, phụ huynh của nhà trường.
Lý do của sự băn khoăn lo ngại này là đây là 2 sinh viên đến từ vùng dịch Ebola.
Đại diện nhà trường cho biết, trong hai sinh viên này có 1 người là sinh viên mới, và một người là sinh viên đang theo học tại FPT trở lại Việt Nam sau thời gian về nước nghỉ hè. Cả hai sinh viên này nhập cảnh vào Việt Nam cách đây khoảng 3, 4 ngày, và theo học tại khoa Quốc tế của trường. Hai sinh viên này được sắp xếp chỗ ở tại Làng Sinh viên Hacinco.
Trong ngày 13/8, đại diện của trường FPT đã lên làm việc với Bộ Y tế và Cục Y tế dự phòng. Theo trả lời của cả hai cơ quan này, cả hai sinh viên đã được kiểm tra kỹ khi nhập cảnh và không phát hiện vấn đề gì. Các bên không có quyền và cũng không cần phải cách ly 2 sinh viên.
Một số thông tin cho rằng nguyện vọng của các học sinh và phụ huynh muốn trường lùi thời điểm nhập học sau 21 ngày.  Bởi theo quy định, sau 21 ngày đến từ ổ dịch, nếu không có biểu hiện bất thường về sức khỏe có thể khẳng định không nhiễm Ebola.  Trước vấn đề này, đại diện nhà trường cho biết lịch khai giảng của trường FPT là ngày 8/9 sẽ bắt đầu học kỳ mới của sinh viên đang theo học tại trường. Lịch khai giảng cho sinh viên khoá mới là ngày 20/9. Như vậy, thời điểm bắt đầu năm học của các khoa, ngành đều ngoài quãng thời gian “nhạy cảm” 21 ngày kể từ khi 2 sinh viên Nigieria vào Việt Nam.
Ông Lê Trường Tùng, hiệu trưởng nhà trường cho biết, những trường hợp cán bộ, sinh viên của trường về từ Nigieria đều được kiểm tra sức khoẻ và khai báo kiểm dịch theo quy định của ngành y tế….
Ngân Anh
 http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/192281/2-sinh-vien-dai-hoc-fpt-den-tu-o-dich-ebola.html

Tuesday, August 5, 2014

Hiểm họa Trung Cộng và bài học “Phần Lan hóa” (Finlandization)


Trong bài viết Việt Nam đối diện với việc “Phần Lan hóa” từ Trung Quốc (Vietnam Faces ‘Finlandization’ from China) cuối tháng Năm vừa qua trên báo Asiasentinel, David Brown, một cựu nhân viên ngoại giao Mỹ, viết: “Như vậy, trong khi Washington dường như đã sẵn sàng vẽ một lằn ranh quanh Nhật Bản, Hàn Quốc và cũng có thể Singapore và eo biển Malacca, Hải quân Hoa Kỳ đang từ bỏ việc đương đầu tại một khoảng xa cách từ bờ biển Việt Nam.” Tác giả viết tiếp “Điều đó có thể được hiểu rằng, Mỹ đang dự định chấp nhận nhìn Việt Nam bị “Phần Lan hoá”.
Tháng 9 năm 2010, trong một bài viết trên tờ Wall Street, Andrew Krepinevich, Chủ tịch Trung tâm Định ước Ngân sách và Chiến lược (the Center for Strategic and Budgetary Assessments) cũng cảnh báo Trung Cộng đang tiến hành “Phần Lan hóa” Thái Bình Dương: “Liên Xô chưa bao giờ thành công “Phần Lan hóa” Châu Âu. Nhưng sự đe dọa vừa trở lại từ phía Trung Cộng, quốc gia này đang cố gắng “Phần Lan hóa” Tây Thái Bình Dương. Cách phát triển quân sự của một quốc gia mở ra cánh cửa cho thấy ý định của nó, và Trung Cộng rõ ràng đang tìm kiếm để gây hiệu quả tuần tự nhưng quyết định vào cán cân quân sự Mỹ-Trung. Mục đích của Trung Cộng là ngăn chận Mỹ trong việc bảo vệ các quyền lợi lâu dài trong khu vực – và để lôi kéo các đồng minh dân chủ của Mỹ vào quỹ đạo của nó.”
Trong chính luận Tranh chấp Mỹ-Trung, một cảnh giác cho lòng yêu nước trên talawas hơn bốn năm trước, người viết cũng có bàn tổng quát về trường hợp các quốc gia độn như Thổ Nhĩ Lỳ và Phần Lan. Để có thể tồn tại trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh các nước này đã phải áp dụng nhiều chiến lược đối ngoại và đối nội khác nhau. Trong lúc Thổ Nhĩ Kỳ chủ trương cứng rắn chống Liên Xô, đứng hẳn về phía Tây phương, Phần Lan chủ trương các chính sách đối ngoại và đối nội nhượng bộ Liên Xô. Người viết cũng đã phân tích chọn lựa của Thổ Nhĩ Kỳ trong chính luận Hiểm họa Trung Cộng và bài học Thổ Nhĩ Kỳ cách đây hai năm và lần này bàn đến trường hợp Phần Lan.
Với chủ trương bành trướng Nga Hoàng của Vladimir Putin và ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc cực đoan Đại Hán của Tập Cận Bình đang cháy rộng, khái niệm “Phần Lan hóa” lại lần nữa được nhắc nhở khá nhiều: “Phần Lan hóa” Ukraine, “Phần Lan hóa” Đài Loan và cả khả năng “Phần Lan hóa” Việt Nam.
Trước khi bàn đến việc liệu Việt Nam có thể sẽ bị “Phần Lan hóa” với sự thỏa thuận ngầm của Mỹ như David Brown phân tích hay thực tế đã bị “Phần Lan hóa” sau mật ước Thành Đô, cần tìm hiểu các điều kiện địa lý chính trị, lịch sử và quốc phòng của Phần Lan trong quan hệ với Liên Xô trước và sau Thế chiến thứ hai cũng như sự ra đời của khái niệm này.
“Phần Lan hóa” là gì?
“Phần Lan hóa” (Finlandization) có nghĩa “để trở nên Phần Lan” là một khái niệm chính trị để chỉ ảnh hưởng của một cường quốc trên các chính sách đối nội, đối ngoại và quốc phòng của một quốc gia láng giềng nhỏ, bị cô lập, không phải là thành viên của một liên minh quân sự và không nhận được sự bảo vệ của các cường quốc. Khái niệm vẫn còn nhiều tranh cãi, mang nặng cảm tính này bắt nguồn từ chính sách của chính phủ Phần Lan trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh từ 1947 đến 1990 để đáp ứng với thực tế chính trị và bảo vệ được chủ quyền đất nước, hay vắn tắt là để tồn tại.
Phần Lan trước Thế chiến thứ hai
Năm 2013 dân số Phần Lan có 5.5 triệu, tuy nhiên trong giai đoạn “Phần Lan hóa” trong những năm 1940 quốc gia này chỉ có khoảng 4 triệu dân, đa số sống ở các khu vực miền nam, nhiều nhất tại thủ đô Helsinki và vùng phụ cận. Vì là một nước quá nhỏ chia sẻ biên giới với các nước lớn nên Phần Lan cũng gặp nhiều lận đận. Suốt 600 năm, Phần Lan bị Thụy Điển đô hộ. Các viên chức Thụy Điển được cử đến cai trị Phần Lan. Dù đương đầu với hiểm họa bị đồng hóa, Phần Lan vẫn giữ được bản sắc văn hóa, ngôn ngữ và tiếng nói riêng. Khi phong trào cải cách tôn giáo của Martin Luther lan rộng đến Thụy Điển và Phần Lan, Tân Ước được dịch sang tiếng Phần Lan và đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân. Sau chiến tranh giữa Nga và Thụy Điển vào cuối thế kỷ 17, Nga chiếm Phần Lan.
Năm 1912, vua Nga, Alexander I nâng cấp Phần Lan từ hàng tự trị lên cấp quốc gia đặt thủ đô tại Helsinki. Cũng vào thời điểm đó tinh thần quốc gia Phần Lan do Tiến sĩ Johan Vilhelm Snellman nuôi dưỡng, bắt đầu phát triển mạnh. Để chống lại chính sách đồng hóa của Nga Hoàng, Johan Vilhelm Snellman kêu gọi người dân Phần Lan tuyệt đối không dùng tiếng Nga.
Cách Mạng CS Nga 1917 bùng nổ, Phần Lan tuyên bố độc lập. Tuy nhiên bị ảnh hưởng chính trị Nga, cánh tả trong chính phủ Phần Lan rất mạnh và thực hiện một cuộc đảo chánh. Quân chính phủ do tướng Gustaf Mannerheim chỉ huy phản công và đánh bại quân phiến loạn. Phần Lan chính thức trở thành nước Cộng Hòa năm 1919 với K.J. Ståhlberg là tổng thống đầu tiên. Biên giới giữa Nga và Phần Lan được công nhận theo hiệp ước biên giới Tartu ký kết năm 1920. Quan hệ giữa Phần Lan và Liên Xô rất căng thẳng, và quan hệ giữa Phần Lan và Đức cũng không tốt đẹp gì hơn.
Tháng Tám 1939, Hitler và Stalin ký thỏa hiệp không xâm phạm nhau trong đó có điều khoản Hitler đồng ý nhường Phần Lan cho Stalin. Khi Phần Lan từ chối việc cho phép Liên Xô xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Phần Lan, Stalin tấn công Phần Lan vào tháng 11 năm 1939. Chiến tranh Mùa Đông (Winter War) bùng nỗ. Tuy Phần Lan thua nhưng đã gây thiệt hại trầm trọng cho phía Liên Xô. Sau Chiến tranh Mùa Đông (1939) là Chiến tranh Tiếp Tục (Continuation War) (1941-1944). Trong thời gian này Phần Lan đứng về phía Đức và đem quân tấn công Liên Xô để chiếm lại các phần đất bị mất trong Chiến tranh Mùa Đông và nhiều phần đất khác của Liên Xô. Chính Anh Quốc cũng đã tuyên chiến với Phần Lan năm 1941. Năm 1944, Phần Lan ký hiệp ước đình chiến với Liên Xô.
Phần Lan sau Thế chiến thứ hai
Tại hội nghị Paris 1946, Đồng Minh ân xá cho Phần Lan và các nước đã đứng về phía phe Trục như Romania, Bulgaria, Hungary và cho phép các nước này trở thành hội viên Liên Hiệp Quốc. Phần Lan và Liên Xô ký các hiệp ước hòa bình lần nữa vào những năm 1947 và 1948. Trong giai đoạn này Phần Lan quá yếu về khả năng quân sự so với Liên Xô nên đã buộc phải nhường vùng đất phía nam cho Liên Xô. Đứng trước sự phân cực đang hình thành trong sinh hoạt chính trị thế giới, Phần Lan đối diện với một thực tế chính trị thế giới hoàn toàn bất lợi. Đức Quốc Xã, đối trọng với Liên Xô sụp đổ, không có đồng minh quân sự, bị cô lập về địa lý chính trị, các quốc gia trong vùng Đông Âu lần lượt trở thành chư hầu CS của Liên Xô, các quốc gia vùng Baltic như Estonia, Latvia, Lithuania đều bị sáp nhập hẳn vào Liên Xô. Ưu tiên hàng đầu của chính phủ Phần Lan, vì thế, bằng mọi giá để khỏi bị trở thành một “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa” trong Liên Bang Xô Viết.
Quá sợ Liên Xô nuốt sống như trường hợp các nước vùng Balkan, Phần Lan lấy lòng Liên Xô bằng cách từ chối viện trợ Mỹ trong kế hoạch viện trợ kinh tế Marshall. Tuy vậy, Phần Lan ngấm ngầm thiết lập quan hệ kinh tế với Anh, Mỹ và các chính phủ Anh, Mỹ cũng tìm cách yểm trợ Phần Lan để hy vọng nuôi dưỡng chế độ dân chủ non trẻ tại quốc gia nhỏ ở Bắc Âu này. Chính sách “Phần Lan hóa” ra đời.
Nội dung của  “Phần Lan hóa”:
-      Về đối ngoại. Phần Lan theo đuổi một chính sách đối ngoại rất mềm dẽo, nhân nhượng, không làm mất lòng Liên Xô, trung lập. Liên Xô trong thực tế không xem Phần Lan như là một nước Trung Lập đúng nghĩa mà luôn xem quốc gia này phụ thuộc vào các chính sách đối ngoại phát xuất từ điện Kremlin. Chẳng hạn, khi đại sứ Phần Lan Max Jakobson được đề cử vào chức vụ Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Liên Xô chẳng những không ủng hộ mà còn dùng quyền phủ quyết để bác bỏ vì không muốn thấy một chính khách Phần Lan đóng vai trò quan trọng trong tổ chức chính trị thế giới.
-        Về đối nội. Loại trừ các thành phần lãnh đạo quốc gia có khuynh hướng chống Liên Xô và ủng hộ các thành phần thân Liên Xô. Theo tài liệu của CIA, Liên Xô duy trì mối quan hệ mật thiết với các chính khách thân Liên Xô đứng đầu là Tổng thống Juho Kusti Paasikivi (1870-1956) và sau đó là Tổng thống Urho Kekkonen (1900-1986). Liên Xô có quyền phủ quyết các chính sách của Phần Lan và can dự vào nội bộ Phần Lan qua trung gian đảng CS Phần Lan, Liên Đoàn Dân Chủ Nhân Dân, Quốc Hội Phần Lan với đa số thuộc cánh tả.
-       Về văn hóa giáo dục. Để vừa lòng Liên Xô, Phần Lan áp dụng chính sách tự kiểm duyệt, tự kiểm soát và thân Liên Xô. Chính phủ Phần Lan ngăn chận các phương tiện truyền thông có cái nhìn tiêu cực về Liên Xô. Trên 1700 cuốn sách có nội dung chống Liên Xô trước đó bị xếp vào thể loại “sách bị cấm”. Các phim ảnh không có lợi cho Liên Xô như The Manchurian Candidate, Day in the Life of Ivan Denisovich v.v. đều không được phép chiếu.
-          Về quốc phòng. Hiệp ước Hữu Nghị Hợp Tác Phần Lan-Liên Xô 1948 (Finno-Soviet Pact of Friendship, Cooperation and Mutual Assistance) quy định Phần Lan phải có trách nhiệm chống lại các lực lượng thù địch của Liên Xô khi các lực lượng này tấn công Liên Xô ngang qua ngã Phần Lan và nếu cần sẽ kêu gọi sự giúp đở quân sự của Liên Xô. Phần Lan không được liên minh quân sự với một quốc gia thứ ba. Điều này do Liên Xô đặt ra để giới hạn Phần Lan gia nhập NATO giống như trường hợp Đan Mạch và Na Uy. Trước đó, trong hiệp ước ký kết giữa hai nước, Phần Lan đã nhường 10 phần trăm lãnh thổ cho Liên Xô.
Nhắc đến “Phần Lan hóa” không thể bỏ qua vai trò của Tổng thống Phần Lan Urho Kekkonen, người lèo lái chính sách này trong suốt 26 năm làm tổng thống. Những người phê bình Urho Kekkonen cho rằng ông ta là con cờ của Liên Xô trong khi những người ủng hộ xem ông như là một trong những anh hùng của Phần Lan vì đã bảo vệ được chủ quyền Phần Lan trong một hoàn cảnh chính trị thế giới vô cùng khó khăn.
Công tâm mà nói, trong suốt dòng lịch sử, lãnh thổ Phần Lan là bãi chiến trường cho các tham vọng bành trướng của Thụy Điển và sau đó là Nga Hoàng. Sau Thế chiến thứ hai, hầu hết các quốc gia vùng Baltic và Balkan đề nằm trong quỹ đạo Liên Bang Sô Viết. Lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ của quốc gia này đều bị xóa bỏ. Ý thức được điều đó, mục tiêu hàng đầu của Kekkonen là bảo vệ chủ quyền Phần Lan, bảo vệ nền Cộng Hòa Phần Lan bằng mọi giá, không thể để Phần Lan trở thành một xứ tự trị như thời Nga Hoàng hay một “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa” của Stalin. Mặc dù nhân nhượng Liên Xô rất nhiều trong các lãnh vực chính trị, quốc phòng Phần Lan cũng có lợi về kinh tế vì Liên Xô là quốc gia nhập cảng lớn nhất sản phẩm của Phần Lan. Sự sụp đổ của Liên Xô đã gây ra những suy thoái kinh tế trầm trọng tại Phần Lan. Sau giai đoạn phục hồi, Phần Lan đã phát triển một cách vượt bực. Ngày nay Phần Lan hội nhập cao vào sự nền kinh tế thế giới và là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới.
Trở lại với quan hệ Trung Cộng và CS Việt Nam trong cái nhìn so sánh giữa Liên Xô và Phần Lan.
Trung Cộng sau Thiên An Môn
Chính sách đối ngoại của Trung Cộng trong thời gian 1990 nhằm mục đích thoát khỏi sự cô lập quốc tế và ổn định chính trị nội bộ sau biến cố Thiên An Môn. Những thành tựu kinh tế của chính sách bốn hiện đại hóa từ đầu thập niên 1980 đã đạt một số thành tích đáng kể nhưng tất cả đều rất mong manh, yếu kém. Các cường quốc dân chủ vẫn còn trừng phạt kinh tế sau khi Đặng Tiểu Bình ra lệnh tàn sát nhiều ngàn sinh viên Trung Quốc yêu dân chủ tại Thiên An Môn đầu tháng 6, 1989.
Như hầu hết các quốc gia CS, kế hoạch chung của cả nước luôn chế ngự và đồng thời duy trì tính cân đối của các chính sách đối ngoại cũng như đối nội trong mỗi thời kỳ. Để thoát khỏi sự cô lập và phục hồi vị trí của Trung Cộng trong bang giao quốc tế , Đặng Tiểu Bình theo đuổi chính sách đối ngoại mềm dẽo trong đàm phán biên giới với hàng loạt các nước lân bang trong đó có Việt Nam. Chính sách của ho Đặng được gọi là chính sách 20 nét chữ “bình tĩnh quan sát, giữ vững trận địa, bình tĩnh ứng phó, giấu mình chờ thời” (lengjing guancha, chenzhuo yingfu, wenzhu zhenjiao, taoguang yanghui, yousuo zuowei).
Sự sụp đổ của hệ thống Liên Xô làm Trung Cộng không còn lo ngại vòng vây Liên Xô từ hướng Việt Nam nhưng lại có mối lo mới nguy hiểm và hùng mạnh hơn nhiều, đó là Mỹ. Như người viết đã trình bày trong các bài trước, thời điểm 1990 đối tượng cạnh tranh của Trung Cộng là Mỹ và Nhật chứ không phải Liên Xô hay chư hầu của nó là CSVN và mục tiêu bành trướng của họ Đặng không chỉ giới hạn ở các cù lao trên biển, vài ngọn núi đất ở Hà Giang mà cả Thái Bình Dương. Và để giới hạn sự đe dọa của Mỹ, Trung Cộng đã làm hòa với CSVN. Hai bên đã mở các cuộc đàm phán vào năm 1991 và đạt đến thỏa hiệp vào năm 1993 sau mật ước Thành Đô.
Việt Nam sau Liên Xô
Sau khi hệ thống CS tại châu Âu sụp đổ, nền kinh tế của các nước CS còn lại của khối COMECON trong đó có Lào, Cu Ba và CSVN trở thành đàn gà mất mẹ. Trong bài bình luận nhân dịp kỷ niệm 20 năm bức tường Bá Linh đổ, tạp chí The Economist nhận xét chung rằng khi chế độ thực dân ra đi, các nước cựu thuộc địa ít ra còn hưởng được các phương pháp quản trị, hệ thống tư pháp và nhiều trường hợp cả ngôn ngữ nhưng chế độ CS ra đi không để lại gì ngoài nghèo đói, ngục tù và lạc hậu.
Số phận của đảng CSVN như chỉ mành treo chuông. Trong giờ phút sinh tử đó, lãnh đạo CSVN xem dấu hiệu hòa hoãn của Đặng Tiểu Bình như chiếc phao giữa biển. Họ vui mừng bám lấy. Dĩ nhiên, với bản chất thâm độc, đầu óc tính toán của lãnh đạo Trung Cộng, món lễ vật của đàn em CSVN dâng lên trong ngày quy phục thiên triều lần nữa phải là một lễ vật đắt giá. Món nợ máu xương từ năm 1979 trở về trước hẳn được Đặng Tiểu Bình đòi cả vốn lẫn lời.
Hội nghị bí mật tại khách sạn Kim Ngưu, Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên diễn ra trong hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 giữa phía Việt Nam gồm Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh và phía Trung Quốc gồm Giang Trạch Dân và Lý Bằng thực chất là lễ cam kết một loại “công hàm” khác, trầm trọng hơn nhiều so với “công hàm Phạm Văn Đồng”. Chiều ngày 7 tháng 11 năm 1991 tại Nhà khách Chính phủ Điếu Ngư Đài Bắc Kinh, Giang Trạch Dân tuyên bố “Nhưng chúng tôi hy vọng giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể khôi phục mối quan hệ mật thiết giữa hai Đảng và hai nước do những người lãnh đạo thuộc thế hệ lão thành xây dựng nên.” Họ Giang muốn nhắc nhở lãnh đạo CSVN về thời kỳ mà đảng CSVN thở bằng bình oxyen Trung Cộng trong các thập niên 1950, 1960.
Trung Cộng muốn Việt Nam những gì Liên Xô muốn Phần Lan và nhiều hơn nữa:
-    Giống như Liên Xô áp dụng với Phần Lan, Việt Nam phải “trung lập” trên danh nghĩa. Phần Lan luôn tuyên bố “trung lập” và Liên Xô ủng hộ vị trí trung lập của Phần Lan nhưng thực chất có quyền phủ quyết hầu hết các chính sách đối ngoại của Phần Lan. CSVN cũng thế. Họ luôn tuyên bố “quan hệ hợp tác bình đẳng cùng có lợi” với mọi quốc gia trên thế giới nhưng thực chất chỉ “hợp tác” với sự đồng ý của Trung Cộng. Bất cứ khi nào có dấu hiệu làm trái ý, Trung Cộng sẽ dùng mọi biện pháp hèn hạ nhất để trừng phạt như trường hợp giàn khoan HD981 vừa qua, bất chấp dư luận thế giới khinh khi.
-    Giống như Liên Xô áp dụng với Phần Lan, các chính sách an ninh quốc phòng của Việt Nam không được đi ngược với chính sách quốc phòng của Trung Cộng, không được độc lập trong toàn bộ chiến lược an ninh châu Á của Trung Cộng. Để thỏa mãn Trung Cộng, Việt Nam theo đuổi một chính sách quốc phòng “ba không” tự sát: (1) không tham gia các liên minh quân sự, (2) không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, (3) không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia. Các điều khoản này tương tự các điều khoản của hiệp ước mà Phần Lan phải ký với Liên Xô năm 1948.
-    Giống như Liên Xô đã cướp đất của Phần Lan, CSVN đã chấp nhận vị trí đặc quyền, đặc lợi của Trung Cộng trong Biển Đông. Như đã viết, khi thỏa hiệp bán nước Thành Đô vừa ký kết xong, ngày 25 tháng 2 năm 1992, Quốc vụ viện Trung Cộng thông qua “Luật Lãnh hải và vùng tiếp giáp” quy định lãnh hải rộng 12 hải lý, áp dụng cho cả bốn quần đảo ở Biển Đông trong đó có quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa). Ba tháng sau đó, Trung Cộng ký hợp đồng khai thác dầu khí với công ty năng lượng Crestone, cho phép công ty này thăm dò khai thác dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam và hứa sẽ bảo vệ công ty Creston bằng võ lực. Ngoài ra, Trung Cộng còn ra lịnh cấm đánh cá, thành lập các đơn vị hành chánh cấp huyện tại Hoàng Sa và Trường Sa.
-    Giống như Liên Xô đã áp lực với lãnh đạo Phần Lan, Việt Nam cũng thực hiện các chính sách tự kiểm duyệt các tin tức gây mất lòng Trung Cộng, giới hạn các phim ảnh, sách báo có nội dung tiêu cực về chế độ CS tại Trung Quốc, ngăn chận mọi ý kiến, phản ứng dù rất ôn hòa của người dân trước các hành động gây hấn, xâm lược lộ liễu của Trung Cộng. Tháng Sáu vừa qua, các báo VnExpress, Thanh Niên, Người Lao Động, Tiền Phong, Giáo Dục đã phải đồng loạt lấy xuống các hình ảnh và tin tức liên quan đến ngày kỷ niệm Tàn Sát Thiên An Môn. TS Nguyễn Quang A, một trong những thành viên chủ trương Diễn đàn Xã hội Dân sự phát biểu với RFA:“Điều đó chứng tỏ rằng những thế lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam còn gắn rất chặt với Trung Quốc. Tôi tin chắc chắn là họ nghe theo lệnh của Bắc Kinh để họ làm như vậy.”
-    Bên cạnh các điểm giống nhau nêu trên, một điểm khác biệt có tính quyết định đối với tương lai của dân tộc Việt Nam: Trung Cộng quyết tâm bảo vệ đảng CSVN. Làm gì thì làm, nói gì thì nói, lãnh đạo CSTQ cũng biết hiện nay chỉ còn năm đảng cầm quyền mang nhãn hiệu búa liềm. Nắm giữ Việt Nam về mặt lý luận tư tưởng không chỉ để bảo vệ cơ chế mà còn tránh sự sụp đổ dây chuyền trong trường hợp cách mạng dân chủ tại Việt Nam diễn ra trước. Và do đó, bị “Phần Lan hóa” trong quỹ đạo Trung Cộng cũng có nghĩa ngày nào Trung Cộng còn do đảng CS cai trị ngày đó nhân dân Việt Nam lại cũng sẽ tiếp tục chịu đựng dưới ách chủ nghĩa độc tài toàn trị Lê Nin không có Mác. Tổng thống Phần Lan Urho Kekkonen phải khuất phục Liên Xô chỉ vì để bảo vệ chế độ cộng hòa và chủ quyền đất nước, lãnh đạo CSVN bám vào chiếc phao Trung Cộng chỉ vì quyền lực và quyền lợi riêng của đảng CS.
Những phân tích trên cho thấy có khả năng cao Việt Nam đã bị “Phần Lan hóa” qua mật ước Thành Đô. Và Việt Nam, như một dân tộc, chỉ có thể tự thoát khỏi quỹ đạo Trung Cộng tức tránh khỏi nạn bị “Phần Lan hóa” bằng (1) dân chủ trước Trung Cộng, (2) đoàn kết dân tộc để vượt thoát và thăng tiến, (3) chủ động chiến lược hóa vị trí quốc gia trong tranh chấp Thái Bình Dương, (4) sát cánh với láng giềng cùng hoàn cảnh và tham gia các liên minh tin cậy như đã trình bày trong chính luận Để thắng được Trung Cộng.

Trần Trung Đạo
http://anhbasam.wordpress.com/2014/08/06/2836-hiem-hoa-trung-cong-va-bai-hoc-phan-lan-hoa-finlandization/

Obama: Mỹ phải cứng rắn ngăn TQ “được đà lần tới”

Ông Obama: Với Trung Quốc, bạn phải thật sự cứng rắn
Ông Obama: Với Trung Quốc, bạn phải thật sự cứng rắn

http://khampha.vn/the-gioi/obama-my-phai-cung-ran-ngan-tq-duoc-da-lan-toi-c5a213717.html

Obama: Mỹ phải cứng rắn ngăn TQ “được đà lần tới” 


Thứ hai, 04/08/2014, 16:24 (GMT+7)
“Với Trung Quốc, bạn phải thật sự cứng rắn, bởi họ sẽ càng được đà lấn tới nếu không bị ngăn chặn kịp thời.”
Ngày 3/8, trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Economist, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thẳng thừng tuyên bố rằng Mỹ cần phải có những biện pháp cứng rắn để ngăn chặn Trung Quốc “được đà lần tới” trong các vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Hoa Đông.
Trong cuộc phỏng vấn này, ông Obama cũng mô tả căng thẳng hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc là “có thể quản lý được”, mặc dù Bắc Kinh đang có một loạt tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia láng giềng châu Á, trong đó có đồng minh của Mỹ như Nhật Bản và Philippines.
 - 1
Ông Obama: Với Trung Quốc, bạn phải thật sự cứng rắn
Tổng thống Obama phát biểu: “Với Trung Quốc, bạn phải thật sự cứng rắn, bởi họ sẽ càng được đà lấn tới nếu không bị ngăn chặn kịp thời.”
Ông nói tiếp: “Họ không phải là những người đa cảm, và họ không quan tâm đến những điều trừu tượng. Thế nên việc kêu gọi Trung Quốc tuân thủ các thông lệ quốc tế là điều viển vông.”
Ông khẳng định: “Chúng ta phải có những cơ chế vừa thể hiện được sự cứng rắn với Trung Quốc khi họ vi phạm thông lệ quốc tế, nhưng cũng phải đủ mềm dẻo để cho họ thấy lợi ích tiềm tàng về lâu dài”.
Cũng trong cuộc phỏng vấn trên, ông Obama đã công khai coi nhẹ vai trò của Moscow trên trường quốc tế khi nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ là một nhà lãnh đạo chuyên gây ra những “rắc rối ngắn hạn” để phục vụ những mục tiêu chính trị có thể gây hại cho Nga xét về dài hạn.
Tổng thống Mỹ nói: “Tôi cho rằng điều quan trọng là chúng ta phải nhận thức được Nga không làm được tích sự gì. Dòng người di cư trên thế giới không đổ về Moscow để tìm kiếm cơ hội. Tuổi thọ của đàn ông Nga chỉ vào khoảng 60, trong khi dân số nước này ngày càng giảm”.
 - 2
Phản ứng của ông Obama trong một cuộc gặp với ông Putin
Nga là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ ba thế giới và là nhà cung cấp khí đốt lớn thứ hai. Cả châu Âu hiện nay đang phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga, khiến các quốc gia châu Âu không dám có những phản ứng quá mạnh đối với Moscow trong cuộc khủng hoảng Ukraine.
Đề cập đến những “thách thức khu vực” của Nga, ông Obama nói: “Chúng ta phải đảm bảo rằng những thách thức sẽ không leo thang tại khu vực nơi vũ khí hạt nhân bất ngờ được bàn bạc trở lại trong chính sách ngoại giao”.
Hồi tuần trước, Mỹ cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung 1988 khi thực hiện một vụ phóng thử tên lửa hành trình cách đây vài năm.
Trí Dũng (Theo Reuters)

Saturday, August 2, 2014

Cao Nhân Dự Đoán Thời Điểm Sụp Đổ của Chính Quyền Trung Quốc

Ảnh: Ngày 10 tháng 5 năm 2014, hơn 600 học viên Pháp Luân Công tại Hồng Kông và khu vực châu Á diễu hành dưới mưa, chào mừng Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền 22 năm trên toàn thế giới (Phan Tại Thù / Đại Kỷ Nguyên)
Trong lịch sử có rất nhiều lời dự ngôn sau này đã thành hiện thực. Hiện nay, rất nhiều lời dự ngôn về tình trạng hỗn loạn của chính quyền Trung Quốc cũng như việc kết cục đảng cộng sản TQ (ĐCSTQ) giải thể đang dần trở thành hiện thực.
Có một dự ngôn 4 chữ của một cao nhân trong dân gian về số mệnh của ĐCSTQ, trong đó 3 chữ đã thành hiện thực, chữ còn lại hiện đang sắp thành. Còn có một cao nhân trong dân gian khác căn cứ vào phồn thể của 3 chữ “cộng sản đảng” dự đoán được thời gian kết thúc của ĐCSTQ. Dưới đây là tập hợp những dự ngôn có liên quan.
Dự ngôn thời gian kết thúc cuộc xâm lược của Nhật Bản
Năm 1931, sau khi Nhật Bản xâm lược, tại Đông Bắc thành lập một khu gọi là “Mãn Châu Quốc”, lúc đó có một viên quan cao cấp Nhật Bản, ở Thẩm Dương hỏi chuyện một ông già người Trung Quốc.
Viên quan Nhật Bản: Ông xem xem Nhật Bản có thể chiếm được Trung Quốc không?
Ông già: SƠN bất đảo – núi không đổ (Tôn Trung Sơn), THẠCH bất phủ – đá không mòn (Tưởng Giới Thạch), Nhật Bản khó mà chiếm lâu được.
Viên quan Nhật Bản: có thể chiếm được bao lâu?
Ông già: Mãn Châu Quốc, Mãn thuật số (chữ “Mãn” viết theo kiểu chính thể (Phồn thể) có 14 nét, nên: 14 năm, kết thúc vào năm 1945)
Dự ngôn về thời gian kết thúc của ĐCSTQ
Có một cao nhân trong dân gian tiết lộ rằng, từ văn hóa thần truyền có thể biết được thời gian kết thúc của ĐCSTQ, nhưng nhất định phải dùng kiểu chữ phồn thể của chữ “cộng sản đảng” mà đoán:
Cộng (共): gồm 2 chữ 廿 (20) và 八 (8), tức là 28 năm, là thời đại cộng sản của Mao, là thời đại “vạn lí hương” của người nghèo (chỉ việc trung cộng ca ngợi người nghèo, đề cao giai cấp bần nông).
Sản (): mười tám năm (6(六)+7(七)+5(五)), là thời chụp giật của Đặng, xem trọng tiền bạc, thời đại mà “tiền có thể sai khiến cả ma quỷ”.
Đảng (): hai mươi năm, là thời đen tối của Giang, dùng quyền lực và tiền bạc trấn áp, lừa dối nhân dân nghèo khổ.
Phải chăng cao nhân dân gian đã tiết lộ, ĐCSTQ sẽ kết thúc sau 66 năm: kết thúc trong thời gian từ 01/10/2014 đến 01/10/2015. Từ 07/1999, thóa mạ rợp trời Pháp Luân Công 42 tháng, sau đó trong bóng tối lại đàn áp tàn khốc 12 năm (tính đến thời điểm này), có thể nói thời hủy diệt ĐCSTQ đã tới.
Dự ngôn về số mệnh ĐCSTQ “Giang Hồ Tập Ngũ”
Trong một bài viết của báo Đại Kỷ Nguyên Anh Ngữ (theepochtimes.com), có một người tình báo tên Lý Hưng (tên tạm) tiết lộ, những năm 80 thế kỷ trước, thời ông công tác tại Nhã An, Tứ Xuyên, có một cao nhân trong dân gian từng nói với ông một câu: sau thời Đặng, số mệnh ĐCSTQ sẽ tới trong 4 chữ “Giang Hồ Tập Ngũ” này.
Lý Hưng cho biết, thời đó, vị cao nhân này không lưu lại chữ viết, 4 chữ này có thể là:
“江湖习五” (Giang Hồ Tập Ngũ),
“江胡习武” (Giang Hồ Tập Vũ),
“江胡习无” (Giang Hồ Tập Vô)
hay là “江胡习伍” (Giang Hồ Tập Ngũ)
(âm đọc giống nhau nhưng chữ viết và nghĩa hoàn toàn khác nhau) cũng không biết được.
Năm đó, ông cũng không quá xem trọng chuyện này, nhưng 30 năm qua đi rồi, nhìn thấy Tập Cận Bình đăng lên vị trí cao nhất, ông mới không khỏi thán phục khả năng toán số thần kỳ của vị cao nhân này.
Từ lịch sử ĐCSTQ sau năm 80 có thể thấy, 4 chữ vị cao nhân đó nói năm nào, 3 chữ trước đã thành sự thật, chính là “Giang, Hồ, Tập”, không thể nghi ngờ được. Từ thời những năm 80 thế kỷ trước đến nay, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình lần lượt đăng quang, nắm giữ đỉnh cao quyền lực trong ĐCSTQ.
Có phân tích cho rằng, chiểu theo cách nói của ĐCSTQ, Tập Cận Bình hiện nay là người tiếp nối thứ năm, nhưng hiện nay ĐCSTQ khí mệnh đã tận, sau Giang, Hồ, Tập mà nói thì không có kẻ thứ sáu. Vậy chữ thứ tư trong 4 chữ của cao nhân trong dân gian đó nói thì chính là chữ “vô” (无) (“vô” có nghĩa là không, chỉ sự kết thúc).
“Tàng thạch tự” ở Quý Châu cảnh báo “Trời diệt Trung cộng
Vào tháng 6 năm 2002, một “tàng tự thạch” (tảng đá mang chữ) đã được phát hiện tại tỉnh Quý Châu, Trung Quốc; trên tảng cự thạch có 6 chữ Trung Quốc, khắc nổi trên mặt đá, “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong” (nghĩa là “Đảng Cộng sản Trung Quốc diệt vong”).
Theo các nhà địa chất học nổi tiếng của Trung Quốc khảo sát thực địa, thì những chữ trên “Tàng tự thạch” đã có từ cách đây khoảng 270 triệu năm, kiểu chữ thậm chí còn được sắp xếp theo thứ tự, không có dấu vết đục đẽo của con người. “Tàng tự thạch” ở Quý Châu được gọi là kỳ quan địa chất làm kinh ngạc cả thế giới.
“Tàng Tự Thạch” phát hiện tại làng Chưởng Bố, Huyện Bình Đường, Tỉnh Quý Châu, dự báo ĐCSTQ đang trên bờ diệt vong, cảnh báo người Trung Quốc thoái đảng CS tà ác để bảo toàn tính mạng.
6 chữ hiện trên tảng đá lớn ở Quý Châu: “Trung Quốc Cộng sản đảng vong” (Ảnh Internet)
Lúc trời diệt Trung cộng, thiên tai xảy ra khắp nơi
Sau khi ĐCSTQ cướp chính quyền, dựa vào bạo lực, lừa dối và hoang ngôn, duy trì thống trị đẫm máu. Từ khi ĐCSTQ nắm chính quyền, giết địa chủ, phú nông, giết nhà tư bản, giết Phật giáo, Đạo giáo và các nhân sĩ tôn giáo; gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1960, Cách mạng Văn hóa, giết hại sinh viên năm 89, năm 99 giết hại những học viên Pháp Luân Công tu luyện “Chân – Thiện – Nhẫn”, hơn nữa còn bán nội tạng khi họ còn sống, phạm phải tội lớn tày trời của toàn nhân loại; thời hòa bình gây nên cái chết bất bình thường cho hơn 80 triệu đồng bào.
ĐCSTQ chống trời, chống đất, chống thần linh, hoàn toàn hủy diệt nền văn minh rực rỡ huy hoàng 5000 năm của dân tộc Trung Hoa. Ngày nay, Trung Quốc Đại lục dưới sự thống trị của ĐCSTQ, dường như không quan chức nào là không tham nhũng, đạo đức xã hội suy bại, khiêu dâm khắp nơi, tình hình chính trị bất an, khủng hoảng kinh tế thường xuyên, thiên tai nhân họa không ngừng, dân oán thấu trời xanh.
Có một cao nhân dự báo tình hình loạn lạc thời mạt pháp như sau:
8 phân đến rồi thời mạt giáo, cáo chồn phụ thể loạn bát nháo Trung Nguyên
Quan lớn, quan nhỏ đều là tham quan, hổ sói côn đồ khắp trên đường
Mại dâm khắp nơi, cướp nổi dậy, áp đảo bách tính oán tận trời
Quan giết quan và trộm giết trộm, Trung Nguyên chỉ còn người vô năng (tham quan là kẻ trộm công khai)
Đến lúc đó: đèn (dầu) chụp đầu xuống (đèn điện), nói chuyện cách hàng vạn dặm (chỉ cái điện thoại)
Người cao như bầu rượu (người trong ti vi), ngựa to như thỏ lớn (ngựa trên màn hình vi tính)
Đại Kỷ Nguyên: dân chúng Hồng Kông ngưỡng mộ cảm thán “Pháp Luân Công chính là hy vọng”
Làn sóng lớn thoái Đảng đang tăng lên dữ dội
Cuối năm 2004, một loạt bài xã luận của Đại Kỷ Nguyên về ‘Cửu bình Cộng sản đảng’ được đưa ra, chỉ rõ sâu sắc tính chất tà ác và tội ác lịch sử của ĐCSTQ. ‘Cửu Bình’ đã dẫn đến làn sóng “tam thoái” mạnh mẽ của nhân dân Trung Quốc, cho  đến nay, đã có trên 170 triệu người thoái xuất khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội. Họ đã chọn chính nghĩa và lương tri, cũng chọn lựa tương lai tốt đẹp cho chính mình.
ĐCSTQ đang trên bờ vực sụp đổ. ‘Cửu Bình’ đang dần thay đổi chính quyền tàn bạo nhất lịch sử, ĐCSTQ đã đặt xã hội Trung Quốc vào vận mệnh bị tiêu hủy, ‘Cửu Bình’ chỉ ra con đường thay đổi bước ngoặc của thời đại.
Chính xác như ‘Cửu Bình cộng sản đảng’ đã nói: “Thống trị của ĐCSTQ là thời kỳ đen tối nhất, cũng là vô lý nhất của lịch sử Trung Quốc, lại thêm sự phát động cuộc đàn áp tà ác nhất của Giang Trạch Dân lên ‘Chân – Thiện – Nhẫn’. Hành động này như đóng cây đinh cuối cùng vào quan tài của ĐCSTQ”. “Giờ đây chính quyền cộng sản đang giãy chết đã tiến đến bờ diệt vong, sự sụp đổ của nó đã đến ngày rồi”.
 http://vietdaikynguyen.com/v3/11148-cao-nhan-du-doan-thoi-diem-sup-do-cua-chinh-quyen-trung-quoc/