Thursday, May 19, 2016

Rất lo lắng về nợ công

Bòn rút thi nhau, giờ vỡ nợ!
Lo tăng sưu thuế đủ bù không ?
Tượng đài nghìn tỷ đua xây nữa
Sụp đổ đến rồi, công các ông !
TTO - Tại hội thảo khoa học nhận diện về nợ công diễn ra ngày 18-5, các chuyên gia kinh tế hàng đầu của VN đã bày tỏ như vậy khi thấy nợ công tăng quá nhanh, năm 2015 số tiền vay nợ gấp đôi 2010.
TUOITRE.VN|BY TUỔI TRẺ

Thursday, May 12, 2016

Bức xúc cảnh cô dâu Việt khỏa thân, uốn éo để được tuyển làm vợ

 

Vinh quang đất nước nhờ ơn đảng
Hạnh phúc đàn bà phải bán trôn!
Dù biết đàn ông ngoại nghèo khó nhưng so với lấy chồng Việt Nam vẫn hơn, nhiều cô gái đã bất chấp việc khỏa thân, uốn éo... để được tuyển làm vợ người nước ngoài.

Nhiều phụ nữ Việt Nam cảm thấy bị xúc phạm khi nhìn những hình ảnh này
Nhiều phụ nữ Việt Nam cảm thấy bị xúc phạm khi nhìn những hình ảnh này
“Đa số người nước ngoài lấy vợ Việt Nam theo con đường nhờ mai mối “tuyển vợ” đều là những người đàn ông nghèo khó. Tuy nhiên, với những cô gái Việt Nam tham gia “tuyển chồng” ngoại, họ cho rằng, dù ở nước họ nghèo khó vẫn hơn lấy chồng và sống ở Việt Nam. Nên bất chấp tất cả, kể cả "khỏa thân", uốn éo để được tuyển làm vợ người nước ngoài”.
PGS.TS dân tộc học Nguyễn Văn Tiệp, Trưởng khoa nhân học, Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM trao đổi với PV xung quang vấn đề bùng nổ xu hướng lấy chồng ngoại của các cô gái ở miền Tây và trên cả nước thời gian gần đây.
Đua nhau "khỏa thân" tuyển chồng ngoại
Liên tiếp trong thời gian qua, nhiều vụ “tuyển vợ” Việt của đàn ông nước ngoài qua môi giới đã bị phát hiện. Nhiều vụ các cô gái Việt “khỏa thân” uốn éo đủ tư thế, cạnh tranh với nhau để lọt vào “mắt xanh” của đàn ông ngoại quốc chủ yếu là Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan. Chỉ cần gõ cụm từ "khỏa thân tuyển chồng ngoại" trên công cụ tìm kiếm Google, đã cho đến 1.690.000 kết quả trong thời gian 0,38 giây.
Cũng trong thời gian qua, rất nhiều vụ việc đau lòng xảy ra liên quan đến các cô dâu Việt lấy chồng ngoại quốc như chuyện cô dâu Phạm Thị Loan (38 tuổi) bị chồng sát hại tại Hàn Quốc sau chưa đầy 2 tháng rời Việt Nam vào tháng 3.2012. Hay như ngày 23.11, chị Võ Thị Minh Phương, quê ở Hòa An, Phụng Hiệp, Hậu Giang ôm 2 con nhảy lầu tự tử do mâu thuẫn với chồng Hàn Quốc. Những vụ việc trên đã không ít lần khiến dư luận trong nước "dậy sóng", thế nhưng, nhiều cô gái Việt Nam vẫn bất chấp những rủi ro khi sống ở xứ người để tham gia ứng tuyển chồng ngoại với ước mơ...đổi đời.
Mới đây nhất, ngày 27.12.2012, Công an TP Cần Thơ phát hiện Hua Xiaole (37 tuổi) và cô vợ Việt 22 tuổi tổ chức cho 6 người đàn ông Trung Quốc xem mặt 4 cô gái miền Tây tại khách sạn Hoàn Cầu ở phường Thới Bình (Ninh Kiều, Cần Thơ).
Xiaole khai nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích du lịch nhưng đã cùng vợ "tuyển" 11 cô dâu miền Tây lấy chồng Trung Quốc, tiền công môi giới 20 triệu đồng một cô. Cùng ngày hôm đó, lực lượng quản lý xuất nhập cảnh Công an TP Cần Thơ phát hiện tại khách sạn Hoàn Cầu có người đàn ông Trung Quốc 42 tuổi tên Hao Bin đang sống như vợ chồng với một cô gái quê tỉnh Hậu Giang. Hai tháng qua, Bin với người tình nhận được 32 triệu đồng là tiền môi giới "tuyển" 2 cô dâu Việt lấy chồng Trung Quốc.
Trước đó, trên nhiều trang mạng xã hội, liên tục xuất hiện các video clip liên quan đến việc các cô gái Việt Nam đua nhau trình diễn "khỏa thân", uốn éo, phô diễn cơ thể của mình, phân tài cao thấp về nhan sắc với nhau... Tất cả chỉ vì muốn lọt vào trong "mắt xanh" của "cánh mày râu" người ngoại quốc. Họ bất chấp truyền thống văn hóa của người phụ nữ Việt Nam, chỉ để thực hiện ước mơ... có một cuộc sống tốt đẹp hơn ở Việt Nam.
PGS.TS Nguyễn Văn Tiệp
Trao đổi với PV về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Văn Tiệp cho rằng, đó là thực trạng mà xã hội cần quan tâm.
“Vì sao các cô gái Việt lại thích lấy chồng ngoại quốc mà bất chấp danh dự, sẵn sàng trình diễn để tuyển chồng, bỏ qua tình cảm cá nhân? Đó là do đời sống kinh tế ở một số vùng nông thôn nước ta còn quá khó khăn.
Người nước ngoài sang Việt Nam tuyển vợ qua đường môi giới, đa phần đều là người nghèo khó ở bên nước họ, họ chủ yếu là nông dân, công nhân, không đủ tiền lấy vợ bên ấy. Nhưng sang Việt Nam số tiền ấy lại dễ dàng lấy được vợ. Hơn nữa, với một số cô gái ở các vùng nông thôn, dù sang nước ngoài có khó khăn mấy, nghèo khó mấy vẫn hơn ở Việt Nam. Đó là thực tế cần phải nhìn nhận”, PGS.TS Nguyễn Văn Tiệp cho biết.
PGS.TS Nguyễn Văn Tiệp cho biết thêm: “Thậm chí, nhiều cô gái sẵn sàng đánh cược số phận mình, bởi họ không biết bên kia biên giới cuộc sống của họ thế nào, nhưng vẫn liều nhắm mắt đưa chân. Bởi với họ, việc lấy chồng ngoại là một cuộc đánh đổi để tìm một lối thoát cho cuộc sống nghèo khó mà họ và gia đình đang phải đối mặt. Nhiều người chấp nhận lấy chồng ngoại vì kinh tế gia đình nên khi họ bị dụ dỗ bởi những kẻ môi giới hôn nhân trái phép, họ đã đồng ý làm theo”.
Hạ thấp nhân phẩm người phụ nữ, xúc phạm tự tôn dân tộc
Việc nhiều cô gái miền Tây, và một số cô gái ở các vùng nông thôn nghèo Việt Nam, quyết tâm chăm sóc sắc đẹp, trình diễn “khỏa thân” để tuyển chồng ngoại qua con đường môi giới đã gây lên nhiều bức xúc trong xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng, còn nỗi đau nào hơn nữa. Vì tiền mà nhiều cô gái trẻ quyết hạ nhân phẩm của mình để mang tấm thân "ngọc ngà" ra "đánh cược" chỉ để đổi lấy sự may rủi về viễn cảnh sung túc bên nước ngoài, thậm chí không biết ngày mai mình sẽ ra sao.
“Tôi đã từng sang Hàn Quốc, Đài Loan để tìm hiểu cuộc sống của những người phụ nữ Việt Nam lấy chồng ngoại. Đa số đều có cuộc sống khá giả hơn. Nhiều người vất vả làm việc nhưng đổi lại họ có cuộc sống sung túc, thậm chí có tiền phụ giúp gia đình ở Việt Nam. Từ đó, tôi hiểu được nguyên nhân vì sao, các cô gái vùng nông thôn nghèo lại quyết tâm phải lấy được chồng ngoại dù qua môi giới.
Trong làng, trong ấp có một người lấy chồng ngoại mà phụ giúp được gia đình, rất nhiều cô gái sẵn sàng theo chân. Tuy nhiên, mỗi người mỗi cảnh, nếu cứ nhìn vào đó mà bất chấp tất cả nhân phẩm của mình để được tuyển chồng thì đó là nỗi đau nhói lòng không chỉ của đàn ông Việt, mà còn nhiều phụ nữ Việt cũng thấy bị xúc phạm khi nhân phẩm phụ nữ Việt Nam bị hạ thấp thông qua những cuộc tuyển chọn kiểu này”, PGS.TS Tiệp nhìn nhận.
“Khi xem những cảnh các cô gái Việt Nam “khỏa thân” uốn éo để tuyển chồng ngoại, tôi đã rất bức xúc. Chưa bao giờ lòng tự tôn dân tộc bị xúc phạm đến như thế. Chưa bao giờ nhân phẩm người phụ nữ Việt Nam bị coi rẻ đến như vậy. Thân phận của họ chẳng khác gì những người “vợ nhặt”.
Giàu sang thì ai cũng mơ ước, nhưng giàu sang theo kiểu “hi vọng đổi đời” nhờ lấy chồng ngoại tôi thấy bất ổn. Mong rằng, các cô gái Việt Nam có ý định ứng tuyển chồng ngoại sẽ suy nghĩ lại, để không còn những vụ tự tử đau lòng liên quan đến cô dâu Việt ở ngoại quốc”, chị Đỗ Thị Huế, nhân viên giao dịch Viettel cho biết.
Nhà tâm lý Lê Thị Bích Ngọc, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển cho rằng, dù khi đi ứng tuyển để được lấy chồng ngoại, nhiều cô gái Việt Nam ôm ước mơ đổi đời. Nhưng khi sống ở đất khách quê người, cô dâu Việt khi bị bạo hành về thể xác lẫn tinh thần, sẽ không có ai chia sẻ, cuộc sống bế tắc không lối thoát. Nhiều vụ tự tử gần đây của một số cô dâu Việt tại Hàn Quốc đã cho thấy điều đó. Những cô dâu đó mất đi, để lại cho gia đình những nỗi đau khó có thể nguôi, mà xã hội cũng đớn đau không kém.
"Bên cạnh số ít người phụ nữ Việt may mắn lấy được người chồng ngoại có kinh tế khá giả, biết quan tâm vợ con, lo cho gia đình nhà vợ, không ít cô dâu Việt khi sang đất khách quê người phải chịu đựng cuộc sống nghiệt ngã, bị bóc lột về thể xác, trở thành nô lệ tình dục cho nhiều người trong nhà. Nhiều cô dâu Việt đã phải tự vẫn vì không chịu được cuộc sống qua nhiều nghiệt ngã. Họ cũng dễ rơi vào đáy bi thương, thấy mình cô độc nơi xứ người, không tiền, không nghề nghiệp và hay một chỗ dựa nào đó", PGS Tiệp cho biết.
Nói về vấn đề này, PGS Nguyễn Văn Tiệp cho rằng: “Cô dâu Việt lấy chồng ngoại quốc, do bất đồng ngôn ngữ, bất đồng văn hóa. Nên cuộc sống có nhiều lúc xung đột. Nếu vì tình yêu họ sẽ bỏ qua cho nhau. Nhưng đây là cuộc hôn nhân “rổ rá kẹp lại”, nên với những người chồng ngoại, họ chỉ xem nhiều cô dâu Việt là món hàng mà họ bỏ tiền ra để lấy về”.
Khó ngăn chặn…
Để giảm thiểu tình trạng các cô gái Việt tham gia “tuyển chồng” ngoại, theo PGS.TS Nguyễn Văn Tiệp là rất khó.
“Ở Việt Nam chưa có giải pháp hữu hiệu quản lý vấn đề môi giới hôn nhân với người nước ngoài. Mặc dù có nhiều trường hợp môi giới hôn nhân với người nước ngoài làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, xúc phạm đến nhân phẩm người phụ nữ Việt Nam. Việc tuyển chồng ngoại trở thành nhu cầu nên không thể cấm, chúng ta chỉ có thể cấm môi giới hôn nhân trái pháp luật nhưng vấn đề này cũng khó vì họ thường hoạt động lén lút. Trong khi đó, ở nước ngoài như Hàn Quốc, Đài Loan họ cũng không quản lý được. Họ có quan tâm, nhưng những người đàn ông tuyển vợ Việt đều ở nông thôn, không thể nắm hết được, rủi ro cũng xảy ra”, PGS Nguyễn Văn Tiệp cho biết.
“Hơn nữa, việc xử phạt hành vi môi giới trái phép ở Việt Nam vẫn còn quá nhẹ. Nghị định 150/2005/NĐ-CP, người tổ chức môi giới hôn nhân trái phép chỉ bị xử phạt từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng. Vì thế khó giải quyết triệt để tình trạng này”, ông Tiệp nhận định.
“Giải pháp trước mắt, là phải quản lý về luật pháp cho chặt. Nên có những tiêu chuẩn, ràng buộc về mặt pháp lý đối với môi giới hôn nhân xuyên quốc gia. Từ đó nâng cao mức xử phạt hành chính so với hiện nay cũng như đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những tổ chức môi giới hôn nhân trái phép. Đồng thời, tuyên truyền đến người dân cuộc sống bất hạnh của nhiều cô gái lấy chồng ngoại, để họ nhìn vào đó mà thay đổi ý định “sính chồng ngoại”.


Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=524209#ixzz4GXZ1t5yU 
doc tin tuc xaluan.com

Wednesday, May 11, 2016

Quan Tổng đốc dốc toàn bộ gia tài đào sông

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/quan-tong-doc-doc-toan-bo-gia-tai-dao-song-3390543.h
Quan xưa bỏ của để đào sông !
Đổi Mới, ngày nay chớ có hòng
Đút lót, tham tiền cho lấp lại
Mặc tình dân chết, lãi phần ông !

Có bao nhiêu tiền bạc tiết kiệm được trong mấy chục năm làm quan cũng như ruộng vườn là bổng lộc của nhà vua ban tặng, quan Tổng đốc Đào Trọng Kỳ dồn hết vào việc kiến tạo con sông Chanh Dương (Vĩnh Bảo, Hải Phòng).

cu-dao-trong-ky-va-song-chanh-duong-gan-lien-voi-cong-lao-quan-tong-doc-dao-trong-kydai-23-km
Tổng đốc Sơn Tây Đào Trọng Kỳ. Ảnh tư liệu do gia đình ông Đào Trọng Giao cung cấp.
Cách trung tâm TP Hải Phòng 40 km, huyện Vĩnh Bảo rộng hơn 130 km2 và là trọng điểm trồng lúa. Một mặt huyện giáp biển, 3 mặt được bao bọc bởi 3 con sông Thái Bình, Luộc và sông Hóa. Đồng đất nơi đây quanh năm chịu ảnh hưởng rất lớn của thủy triều. Về mùa cạn, nước biển xâm nhập cả trên mặt và tầng sâu địa chất. Để ngăn dòng nước mặn, từ xa xưa công tác đào đắp đê điều trị thủy đã được các triều đại phong kiến quan tâm.
Theo sách Địa chí Hải Phòng, dưới thời nhà Lý, Thái úy Tô Hiến Thành đã được triều đình cử về chỉ đạo quan lại địa phương và dân làng đắp đê biển ngăn mặn, chống bão. Sau khi ông mất, người dân Vĩnh Bảo ghi công, phong ông là Thành Hoàng và đưa vào thờ tại đình làng Cổ Am.
Sau hàng trăm năm biến cố của lịch sử và biến đổi của thời tiết, nước biển ngày càng tấn công mạnh hơn, nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp trở nên cấp bách, gần như phụ thuộc vào thời tiết. Mùa khô thì hạn, mùa mưa thì lụt lội.
Vốn sinh ra và lớn lên trên đồng đất ấy, chàng trai đất học Cổ Am Đào Trọng Kỳ (1839-1914) đã quá hiểu nỗi cơ hàn mà người dân nơi đây. Năm 1864 ông thi đỗ cử nhân và ra làm quan ở Huế dưới thời vua Tự Đức. Ghi nhận tài năng và sự cống hiến, vua Tự Đức phong ông nhiều phẩm tước cao quý như: Hàn lâm tu soạn, Cao Thụ Vinh Lộc Đại phu Hiệp tá đại học sĩ, Tướng công. Năm 1890 ông được triều đình cử về làm Tổng đốc Nam Định, rồi Tổng đốc Sơn Tây, phụ trách nhiều tỉnh phía Bắc.
Cả đời làm quan hành tẩu khắp nơi, giúp nước, giúp dân nhưng ông luôn đau đáu vì chưa chưa thực hiện được tâm nguyện của mình là đào sông dẫn, chứa nước ngọt và tiêu thoát nước chống ngập úng. Năm 1900, khi 61 tuổi, được nghỉ hưu, trở về quê việc đầu tiên ông làm là tự khảo cứu địa hình, thiết kế công trình dẫn thủy nhập điền mang tên sông Chanh Dương dài hơn 23 km, rộng ngang tới 40 m, sâu 4 m, chạy từ đầu về cuối huyện. 
Công trình được đào thẳng từ làng Chanh Chử (xã Thắng Thủy) chạy dọc qua các xã và thị trấn: Thắng Thủy, Vĩnh Long, Liên Am, Tam Cường, Hòa Bình, Trấn Dương, sau đó thông ra biển qua hệ thống cống. Nước sông Hồng đổ về sông Luộc, sau đó được dẫn vào sông Chanh Dương qua hệ thống cống dưới đê, rồi theo hệ thống mương, máng được thiết kế theo kiểu xương cá 2 bên sông, chảy vào các cánh đồng.
cu-dao-trong-ky-va-song-chanh-duong-gan-lien-voi-cong-lao-quan-tong-doc-dao-trong-kydai-23-km-1
Sau 4 năm đào đắp, sông Chanh Dương dài 23 km xuyên qua nhiều xã thuộc huyện Vĩnh Bảo đã trở thành dòng sông quan trọng phục vụ sản xuất nông nghiệp và cung cấp một phần nước sinh hoạt cho người dân. Ảnh: Giang Chinh
Phương án đào sông của quan Tổng đốc Đào Trọng Kỳ khi đó được quan lại địa phương chấp thuận và nhân dân đồng lòng hưởng ứng. Người người góp công, góp sức, thậm chí hiến ruộng. Riêng ông Kỳ có bao nhiêu tiền bạc tiết kiệm được trong mấy chục năm làm quan cũng như ruộng vườn là bổng lộc của nhà vua ban tặng đều dồn hết vào việc kiến tạo con sông. 
Trong quá trình đào sông, có lúc công trình bị ách tắc do vướng vào ruộng của một số gia đình quyền thế. Thương lượng mọi cách không thành, ông Kỳ dùng tới hạ sách, soạn một công lệnh “Lệnh Cụ Thượng” (giả lệnh quan triều đình), rồi cho người đánh tiếng tới các gia đình đang gây khó dễ, ảnh hưởng tới tiến độ đào đắp. Nghe thấy thế, họ sợ bị triều đình xử phạt nên chấp thuận đổi ruộng, có gia đình hiến luôn.
Sau 4 năm đào đắp, công trình dẫn thủy nhập điền quan trọng bậc nhất huyện Vĩnh Bảo đã hoàn thành.
Năm 1938, ông Vũ Văn Nhạc nhận chức quan tri huyện Vĩnh Bảo thấy tác dụng to lớn của con sông Chanh Dương cũng như tài thiết kế của tướng công Đào Trọng Kỳ đã họp bàn với các nhà chức trách đứng ra xây dựng bia tưởng niệm tri ân cụ. Văn bia được tuyển chọn nghiêm túc thông qua cuộc thi sáng tác.
2 năm sau, nhà bia được xây dựng trang trọng, có mái che trên một nền tam cấp, dựng ngay ở trung tâm phố huyện, điểm giao của đường 17 và đường 10 bây giờ. Một mặt bia khắc 4 chữ “Ẩm thủy tư nguyên” (Uống nước nhớ nguồn) và ghi niên hiệu Bảo Đại. Mặt sau của bia khắc bài thơ bằng chữ Hán Nôm và chữ quốc ngữ. Nội dung bài thơ: Non sông Vĩnh Bảo/ Đất nước Lạc Hồng/ Ngàn năm công đức/ Cụ Đào tướng công/ Khi về tri sĩ/ Thương nghị đào sông/ Lợi dân ích nước/ Giúp việc nhà nông/ Nguồn vàng suối bạc/ Ơn đức vô cùng.
Cuộc cải cách ruộng đất sau đó đã phá hủy tất cả những gì liên quan đến công lao của tướng công Đào Trọng Kỳ, vì "liên quan đến triều đình phong kiến". Nhà bia bị phá, tấm bia ghi công đức được một người dân lấy về lát cầu ao, sau đó mang ra đình làng Đông Tạ để. Ngôi nhà gỗ 5 gian của quan Tổng đốc trở thành nơi làm việc của chính quyền lâm thời và là nơi để một số phần tử cơ hội đấu tố. Con cháu cụ Đào Trọng Kỳ phải dọn xuống gian nhà bếp ở.
Mỗi khi nhớ lại những năm 50-60 của thế kỷ trước, ông Đào Trọng Giao, nguyên là Chủ tịch huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), cháu nội 4 đời của cụ Đào Trọng Kỳ không khỏi xót xa. “Gia đình tôi theo cách mạng, người bị địch bắn chết, người bị thương. Một số kẻ xấu trong làng không quy kết được gì, quay ra tố cụ tôi làm quan dưới triều đình phong kiến. Bao nhiêu đồ vật có giá trị về lịch sử, văn hóa ông cha, cụ kỵ để lại đều bị lấy đi hết", ông Giao nói.
Sau này anh em con cháu dòng họ Đào Trọng lớn lên, cố gắng học tập, giữ nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy chính quyền và đòi lại sự  công bằng cho cụ Đào Trọng Kỳ. "Giờ ngôi nhà, nơi sinh ra cụ tôi, được con cháu giữ lại gần như nguyên vẹn làm nơi thờ tự. Tấm bia chính quyền huyện ghi công đức, tôi cũng đã xin lại, chuyển về dựng tại khuôn viên sân vườn”, ông Giao kể. 
Ông Đặng Văn Chúc, Phó chủ tịch huyện Vĩnh Bảo đánh giá, sông Chanh Dương gắn liền với công lao to lớn của cụ Đào Trọng Kỳ, người con của đất Cổ Am. Sau hơn trăm năm làm nhiệm vụ tưới tiêu, chống úng, cung cấp nước ngọt phục vụ sinh hoạt, đến nay sông vẫn giữ nguyên giá trị của nó. Trước sự phát triển kinh tế - xã hội và tốc độ đô thị hóa, sông Chanh Dương càng có ý nghĩa về mặt môi trường sinh thái. TP Hải Phòng và huyện Vĩnh Bảo đang lên phương án mở con đường mới chạy dọc bên kia bờ sông, song song với huyện lộ 37 và kè sông.
Giang Chinh

Tuesday, May 10, 2016

VẬN NƯỚC


Nhìn về Quốc nội thấy than ôi!

Lũ Thái thú còn, mất nước thôi
Hiệp ước Thành đô giờ đã tỏ
Kỳ Anh Vũng Áng cũng giao rồi
Giang san Tổ Quốc nhoè trên giấy
"Trung - Việt, anh em?"gộp một nồi!
Cầm bán non sông, ai chửa hiểu?
Kiếp làm nô lệ chẳng xa xôi !