Monday, January 28, 2013

TỤC CA của PHẠM DUY

 …

 Phạm Duy.

Phạm Duy qua con mắt Nguyễn Đắc Xuân

 
Nhạc sỹ Phạm Duy ký tặng người hâm mộ tại buổi diễn 'Giấc mộng dài' hồi tháng 7/2010
Ông Phạm Duy vui khi sống trong lòng người hâm mộ Việt Nam
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, một trong những người bạn tâm giao và cũng là người có thơ được ông Phạm Duy phổ nhạc, đã nói chuyện với BBC về cả tài năng lẫn sự 'ham chơi' của nhạc sỹ.
Ông Xuân coi ông và Phạm Duy là hai người cùng thời "khóc cười theo vận nước nổi trôi" và "tâm sự với nhau hết...không che giấu gì".
Trả lời phỏng vấn BBC hôm 28/1, nhà Huế học nói:
"Đối với tôi tất cả những chuyện về cá nhân rồi nó sẽ đi qua, nếu các tác phẩm còn lại mà nó tồn tại với thời gian...mà cái đó được càng nhiều giá trị nó càng lớn.
"Theo tôi thấy đối với sự nghiệp âm nhạc của Phạm Duy thì ở Việt Nam, trên thế giới tôi không biết thế nào, khó có người giống với Phạm Duy, có thể nói đó là cái đỉnh cao mà những người thấp cũng phải thấp cách xa chứ không thể gần được cái sự nghiệp âm nhạc của Phạm Duy.
Ông Xuân nói cố nhạc sỹ nổi tiếng Trịnh Công Sơn có gia tài khoảng 600 bài so với hơn 1000 bài của Phạm Duy.
Nếu tính cả những bài ông phổ nhạc cho thơ của người khác, con số lên tới 2000.

'Sướng hơn ở Mỹ'

Nhạc sỹ Phạm Duy trở lại Việt Nam hồi năm 2005, tròn 30 năm sau khi ông rời Sài Gòn tới Hoa Kỳ.
Ông Xuân nói ông là người từng được ông trùm văn nghệ Tố Hữu giao vào Sài Gòn mời ông Phạm Duy ở lại sáng tác nhưng nhạc sỹ đã rời đi khi ông Xuân tới nơi.
Nhà nghiên cứu và người cũng có ba bài thơ được ông Phạm Duy phổ nhạc nói về một trong số các lý do khiến nhạc sỹ trở về quê hương:
NS Phạm Duy ở VN 'sướng hơn ở Mỹ'
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, bạn tâm giao của nhạc sỹ Phạm Duy, nói ông "quá khiếp" hận thù ở Mỹ và thấy "sướng hơn" khi về VN.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.

"Anh Phạm Duy đã nói một điều anh Phạm Duy kinh khủng nhất là nhìn cái thực tế anh Phạm Đình Chương, anh Duy Khánh, anh Hoàng Thi Thơ chết. Khi đau người ta cũng tới người ta nói chuyện hận thù, khi chết người ta đọc một cái điếu văn cũng hận thù mà khi lấp đất cũng nêu một cái hận thù thì anh ấy quá khiếp.
"Cho nên anh phải về Việt Nam, anh sống, anh chết ở Việt Nam mà anh tin chắc rằng giờ phút anh chết không có ai gây hận thù nữa.
"Và bây giờ sự lựa chọn của anh là đúng."
Ông Xuân nói nhạc sỹ Phạm Duy đã có được sự bảo vệ của người hâm mộ và cũng có được thu nhập từ con số khoảng 100 bài hát được cấp phép.
Nhà nghiên cứu cũng nói nhạc sỹ ở Việt Nam "sướng hơn ở Mỹ."

'Có tội với đất nước'

Ông Phạm Duy từng bị lên án khi rời bỏ vùng kháng chiến về thành, rời bắc vào nam và rời đi Hoa Kỳ.
Nhà lý luận Trần Bạch Đằng từng kêu gọi ông Phạm Duy hãy "tự sát" vì chỉ khi đó các tác phẩm của ông mới được cho phép diễn ở Việt Nam.
Ông Xuân nói các phát biểu như của ông Đằng mang dấu ấn của một giai đoạn và sau này khi gặp lại ông Phạm Duy, thái độ của ông Đằng đã khác.
Nhóm ba nhạc sỹ Phạm Tuyên, Trọng Bằng và Hồn Đăng cuối cùng cũng "xin lỗi" Phạm Duy sau khi có bài tấn công ông lúc nhạc sỹ mới về nước, theo ông Xuân.
"Anh Phạm Duy có nói một câu là thực tế anh cũng có suy tính là anh muốn tìm nơi nào an toàn nhất, nơi nào thuận lợi nhất để anh có thể phục vụ đất nước, phục vụ tổ quốc bằng tài năng của anh."
Nguyễn Đắc Xuân
Nhắc tới những chỉ trích với Phạm Duy, ông Xuân nói:
"Người ta có thể lên án chuyện ông bỏ Kháng chiến ông về. Nhưng mà nếu lúc đó có hại cho Kháng chiến một thì cái chuyện trở về của ông theo Nghị quyết 36 thì cái ảnh hưởng lớn đối với chính trị, đối với xã hội cái thời điểm ông về là có thể nói 10 lần giá trị so với chuyện ông đã ra đi.
"Ông có ra đi như vậy mới có sự trở về cho nên người ta không công bằng, người ta chỉ nói đến sự ra đi mà không nói đến sự trở về."
Ông Xuân nói với BBC bản thân ông cũng từng chất vấn ông Phạm Duy về những quyết định của nhạc sỹ trong quá khứ:
"Ví dụ như hồi năm 1996... hàng đêm tôi liên hệ qua điện thoại viễn liên thì có lần tôi đã hỏi anh là 'Anh Phạm Duy có khi nào anh nghĩ rằng anh có tội với đất nước không'?
"Ông nói 'Có chứ, mình cũng có chứ nhưng do hoàn cảnh. Mình biết chứ và bây giờ mình cũng phải làm cái gì đó để bù đắp lại cái tội đó của mình.'
"Đứng trên thế của người Kháng chiến mình là có tội.
"Anh Phạm Duy có nói một câu là thực tế anh cũng có suy tính là anh muốn tìm nơi nào an toàn nhất, nơi nào thuận lợi nhất để anh có thể phục vụ đất nước, phục vụ tổ quốc bằng tài năng của anh.
"Còn ở trong vùng Kháng chiến lúc đó trong hoàn cảnh của anh, anh phục vụ Kháng chiến không tốt, không đúng với khả năng của anh nên anh phải chấp nhận sự sai lầm, sự ..."khuyết điểm" của mình để mình có được một thành tựu lớn hơn."
Ông Xuân cũng kể lại một sự kiện hồi năm 2001 trong cuộc gặp gỡ giữa nhạc sỹ Phạm Duy với các cựu thiếu sinh quân, những người thích bài 'Thiếu sinh quân' của ông.
Phạm Duy bên bờ hồ
Nhạc sĩ Phạm Duy về sống ở Việt Nam từ năm 2005
Một trong số các vị khách đã đứng lên hỏi tại sao ông Phạm Duy lại bỏ vùng kháng chiến ra đi sau khi đã sáng tác ra bài hát để "mê hoặc" họ.
Vị khách này cũng đọc một bài thơ của Huy Phương chỉ trích nhạc sỹ nhưng không thuộc hết.
Theo lời ông Xuân, ông Phạm Duy đã đứng lên và đọc toàn bộ bài thơ và nói tác giả đã không công bằng.
Nhạc sỹ cũng giải thích ông về thành không phải để hưởng nhà lầu, có lương bổng mà về đi làm để "nuôi vợ nuôi con hết sức khó khăn, nghiệt ngã" nhưng lại có thể sáng tác 'Tình ca' và 'Mẹ Việt Nam'.

'Ham chơi'

Nhạc sỹ Phạm Duy cũng từng bị chỉ trích nhiều về điều được coi là tính "ham chơi" của ông.
Về điều này, ông Xuân nói:
"Bản thân anh Phạm Duy anh ấy cũng biết là anh ấy có những cái gọi là 'ham chơi'.
"Trong toàn bộ cái nhạc của anh, hồi anh chưa về, tôi và Giáo sư Tiến sỹ Trần Văn Khê gặp nhau là thường hai anh em tâm sự cũng chê anh Phạm Duy nhiệt liệt lắm.
"Nhưng mà anh Phạm Duy là một nghệ sỹ là một nhạc sỹ chứ không phải là một chí sỹ, không phải là nhà tu hành và cũng không phải là nhà lãnh đạo mà phải gương mẫu.
"Phạm Duy là một nghệ sỹ là một nhạc sỹ chứ không phải là một chí sỹ, không phải là nhà tu hành và cũng không phải là nhà lãnh đạo mà phải gương mẫu."
Nguyễn Đắc Xuân
"Anh là một nghệ sỹ mà anh lại có tài nữa nên anh sống như thế mới trung thực.
"Nhiều người che giấu nhưng anh không che giấu.
"Có nhiều người nói vậy mà không phải vậy."
Ông Xuân cũng nói ông cũng đem một số lời đồn về đời tư của ông Phạm Duy để hỏi chính nhạc sỹ.
Trong số này có những lời đồn tại về chuyện ông Phạm Duy có quan hệ với con dâu Julie, vợ của Duy Quang, con trai ông.
Nhạc sỹ đã bác bỏ chuyện mà ông gọi là "vu khống' này.
Nhưng ông Xuân nói ông cũng chưa tin cho tới khi chính Julie cũng nói tương tự trong một Bấm bài viết sau Duy Quang qua đời.

'Hồn Việt'

Nhà Huế học nói ông tin rằng nhiều tác phẩm của Phạm Duy sẽ được phép biểu diễn ở Việt Nam sau khi nhạc sỹ đã nằm xuống.
Ông nói: "Tôi nghĩ không có lý gì mà không cho sau khi mà anh Phạm Duy đã mất rồi... Mà không cho là chúng tôi đòi.
"Phải để cho quần chúng, dân chúng họ hưởng được đúng cái nội dung của bài Việt Nam Việt Nam nó mới đúng cái hồn Việt của đất nước Việt Nam hiện nay, lấy cái tình thương, cái tình người, tình dân tộc để sống thương yêu nhau, bao dung giúp đỡ lẫn nhau, yêu thương lẫn nhau.
"Cái đó nó rất đúng với cái tinh thần của dân tộc đang phấn đấu...
"Không cho cái đó là một sự thiệt thòi cho dân tộc mình."
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/01/130130_nguyen_dac_xuan_noi_ve_pham_duy.shtml

No comments:

Post a Comment